Kỳ vọng của doanh nghiệp khi giảm phí hạ tầng cảng biển

HẢI NGÂN 21/12/2022 04:00

Việc TP Hải Phòng miễn, giảm phí cơ sở hạ tầng đặc thù riêng đối với hàng hóa được sử dụng vận tải thủy là rất đúng thời điểm và trúng vào các kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp.

>>>Từ 1/1/2023, Hải Phòng giảm 50% phí hạ tầng cảng biển với hàng thuỷ nội địa

>>>Phó Thủ tướng yêu cầu Hải Phòng sớm điều chỉnh phí hạ tầng cảng biển

Đó là chia sẻ của ông Lê Mạnh Cương - Phó Chủ tịch Hiệp hội Logistics Hải Phòng xoay quanh vấn đề TP Hải Phòng vừa ban hành nghị quyết về việc giảm 50% mức thu phí đối với hàng hóa của đối tượng nộp phí khi vào cảng và dời cảng bằng phương tiện thủy nội địa hoạt động trên các tuyến đường thủy.

TP Hải Phòng vừa ban hành nghị quyết về việc giảm 50% mức thu phí đối với hàng hóa của đối tượng nộp phí khi vào cảng và dời cảng bằng phương tiện thủy nội địa hoạt động trên các tuyến đường thủy

TP Hải Phòng vừa ban hành nghị quyết về việc giảm 50% mức thu phí đối với hàng hóa của đối tượng nộp phí khi vào cảng và dời cảng bằng phương tiện thủy nội địa hoạt động trên các tuyến đường thủy

Theo ông Lê Mạnh Cương, mặc dù thời gian qua được sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải thủy đã rất cố gắng và nỗ lực để thúc đẩy sản lượng hàng hóa sử dụng loại hình dịch vụ bằng đường thủy nội địa. Qua đó, giảm tải cho đường bộ hiện nay. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, sản lượng hàng container sử dụng phương thức này mới chiếm khoảng 2% so với tổng sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua khu vực Cảng Hải Phòng. Đây là con số khá khiêm tốn so với những lợi thế sẵn có của loại hình dịch vụ này.

Cũng theo ông Cương, việc phát triển loại hình vận tải sà lan còn chậm là do nhiều yếu tố như: Sự kết nối về hạ tầng khai thác các cảng thủy nội đia, hàng hoá phải trung chuyển qua nhiều công đoạn tác nghiệp, thời gian vận hành gấp 2 đến 3 lần so với vận tải đường bộ, các thủ tục đối với phương tiện thủy khi cập cảng làm hàng. Bên cạnh đó, Hải Phòng không có khu vực dành riêng cho sà lan vào xuất/nhập hàng... Vấn đề áp dụng phí cơ sở hạ tầng của Hải Phòng cũng chỉ là một trong những yếu  tố nhỏ trong những khó khăn cho việc tiếp cận và thúc đẩy loại hình vận tải này.

Sà lan vào làm hàng tại cảng Vật Cách

Sà lan vào làm hàng tại cảng Vật Cách

Mới đây, Hội Đồng Nhân dân TP Hải Phòng vừa ban hành Nghị quyết số 21/2022/NQ-HĐND sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 148/2016/NQ-HĐND ngày 13/12/2016 của HĐND TP quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển Hải Phòng.

Theo đó, HĐND TP Hải Phòng khoá XVI, kỳ họp thứ 9 quyết định sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 148/2016/NQ- HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân thành phố quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực của khẩu cảng biển Hải Phòng.

Cụ thể, về đối tượng miễn, giảm thu phí quy định, miễn thu phí đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu là hàng hóa phục vụ nhiệm vụ an ninh quốc phòng; hàng hóa viện trợ, cứu trợ nhân đạo.

Đồng thời, giảm 50% mức thu phí đối với hàng hóa của đối tượng nộp phí khi vào cảng và dời cảng bằng phương tiện thủy nội địa hoạt động trên các tuyến đường thủy. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân TP Hải Phòng khoá XVI thông qua tại kỳ họp thứ 9 ngày 9/12/2022 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2023.

>>>Kịp thời giải quyết kiến nghị thu phí hạ tầng cảng biển bất hợp lí

>>>Đề xuất Hải Phòng miễn phí hạ tầng cảng biển với hàng hoá thuỷ nội địa

Liên quan đến vấn đề này, chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Lê Mạnh Cương - Phó Chủ tịch Hiệp hội Logistics Hải Phòng cho biết: “Mức độ giảm này tuy không quá lớn nhưng cũng không phải là yếu tố cản trở việc phát triển loại hình này. Tuy nhiên, tại thời điểm này, khi Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, Ngành, các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội nghề cùng đưa ra giải pháp để cắt giảm chi phí logistics và hướng tới một vận tải xanh, logistics xanh thì việc TP Hải Phòng miễn, giảm phí cơ sở hạ tầng đặc thù riêng đối với hàng hóa được sử dụng vận tải thủy là rất đúng thời điểm và trúng vào các kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp khi đang cần sự hỗ trợ mọi mặt để vượt qua giai đoạn rất khó khăn sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 như hiện nay”.

Còn theo ông Bùi Ngọc Hiếu – Giám đốc công ty TNHH Thương mại vận tải Hiếu Nghĩa cho biết, thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của cuộc cuộc xung đột Nga – Ukraine và biến động của thị trường xăng dầu khiến cho các các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải, logistics gặp khó khăn về lượng hàng hoá. Vì vậy, việc HĐND TP Hải Phòng giảm 50% mức thu phí đối với hàng hóa của đối tượng nộp phí khi vào cảng và dời cảng bằng phương tiện thủy nội địa hoạt động trên các tuyến đường thủy đã hỗ trợ rất nhiều cho doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn như hiện nay. Điều này đã thể hiện sự đồng hành của các cơ quan nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp.

11 tháng năm 2022, sản lượng hàng hoá thông qua các cảng Hải Phòng ước đạt 149,1 triệu tấn

11 tháng năm 2022, sản lượng hàng hoá thông qua các cảng Hải Phòng ước đạt 149,1 triệu tấn

Trước đó như Diễn đàn Doanh nghiệp đã có bài viết liên quan đến phí hạ tầng cảng biển với hàng hoá thuỷ nội địa, 5 Hiệp hội doanh nghiệp liên quan đến vận tải đường thủy nội địa bao gồm Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), Hiệp hội Đại lý, Môi giới và Dịch vụ Hàng hải Việt Nam (VISABA), Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam (VNSC), Hội Vận tải thủy nội địa Việt Nam và Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam (VSA) vừa gửi văn bản kiến nghị tới HĐND TP Hải Phòng đề xuất không thu phí hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển đối với hàng hóa vận tải bằng phương tiện thủy sử dụng đường thủy nội địa.

Theo các Hiệp hội doanh nghiệp liên quan đến vận tải đường thủy nội địa, năm 2016, Hải Phòng đã có Nghị quyết quy định về phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển Hải Phòng. Từ năm 2017 đến 2021, số thu khoản phí phương thức vận tải thủy nội địa lần lượt là 59,8 tỷ, 51,3 tỷ, 57,1 tỷ, 64 tỷ và 66 tỷ đồng.

Số thu này chiếm tỷ lệ nhỏ so với nguồn thu trung bình 1.500 tỷ đồng/năm của Hải Phòng nhưng có ý nghĩa đối với ngành vận tải thủy nội địa, góp phần hiệu quả vào việc chuyển đổi cơ cấu vận tải, giảm tải cho vận tải đường độ đi và đến Hải Phòng, giảm khí thải ô nhiễm môi trường và giảm tai nạn giao thông. Việc nộp phí cũng gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và dịch vụ liên quan có hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng, làm tăng chi phí logistics đang ở mức cao. Đặc biệt là hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện thủy sử dụng đường thủy nội địa.

11 tháng năm 2022, sản lượng hàng hoá thông qua các cảng Hải Phòng ước đạt 149,1 triệu tấn; tăng 12,78% so với cùng kỳ, đạt 88,75% kế hoạch. Trong đó, sản lượng hàng hoá thông qua các cảng Hải Phòng tháng 11 ước đạt 17,9 triệu tấn, tăng 13,29%.

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn TP Hải Phòng 11 tháng năm 2022 ước đạt 95.036,2 tỷ đồng. Trong đó: Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 61.452,2 tỷ đồng; thu nội địa là 32.353,9 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

  • Từ 1/1/2023, Hải Phòng giảm 50% phí hạ tầng cảng biển với hàng thuỷ nội địa

    Từ 1/1/2023, Hải Phòng giảm 50% phí hạ tầng cảng biển với hàng thuỷ nội địa

    04:00, 20/12/2022

  • Phó Thủ tướng yêu cầu Hải Phòng sớm điều chỉnh phí hạ tầng cảng biển

    Phó Thủ tướng yêu cầu Hải Phòng sớm điều chỉnh phí hạ tầng cảng biển

    09:50, 30/10/2022

  • Hải Phòng: Xem xét giảm 50% phí hạ tầng cảng biển cho hàng thủy nội địa

    Hải Phòng: Xem xét giảm 50% phí hạ tầng cảng biển cho hàng thủy nội địa

    02:00, 26/10/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kỳ vọng của doanh nghiệp khi giảm phí hạ tầng cảng biển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO