Kỳ vọng gì tại cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung?

Diendandoanhnghiep.vn Đã có nhiều dấu hiệu tích cực trong mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trong những tháng gần đây. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, sẽ khó có được sự đột phá để giảm thiểu căng thẳng.

>>  Chống biến đổi khí hậu ở Thái Bình Dương: Phép thử với Mỹ và Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Phó Chủ tịch Trung Quốc Hàn Chính cho biết rằng Trung Quốc sẵn sàng tăng cường đối thoại với Hoa Kỳ “ở mọi cấp độ” để hàn gắn mối quan hệ và cùng nhau giải quyết các thách thức toàn cầu.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Mới ở Singapore, ông Hàn cho biết những tương tác chính thức gần đây giữa Mỹ và Trung Quốc đã gửi đi những tín hiệu tích cực và nâng cao kỳ vọng của thế giới về một “sự cải thiện” trong mối quan hệ Mỹ - Trung.

“Mối quan hệ Mỹ- Trung ổn định và lành mạnh là mong đợi của cộng đồng quốc tế nói chung. Chúng tôi sẵn sàng tăng cường liên lạc và đối thoại với Mỹ ở mọi cấp độ để thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, quản lý hợp lý những khác biệt và cùng nhau giải quyết các thách thức toàn cầu”, ông Hàn nói.

Ông Han cho biết thêm rằng Bắc Kinh luôn nhìn nhận và xử lý mối quan hệ với Washington theo nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi. Ông nói: “Việc tách rời, cắt đứt chuỗi công nghiệp và cung ứng cũng như cái gọi là ‘giảm rủi ro’ sẽ chỉ chia cắt nền kinh tế toàn cầu thành nhiều khu vực biệt lập”; đồng thời, ông Hàn nhấn mạnh rằng, Trung Quốc luôn là nước ủng hộ toàn cầu hóa kinh tế.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong cũng đang tiến hành chuyến công du đến Mỹ, đây cũng được coi là một phần trong nỗ lực tạo tiền đề cho hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Biden và Chủ tịch Tập tại cuộc họp APEC lần này tại San Francisco. 

Dự kiến, ông Hà sẽ gặp Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen trong chuyến đi kéo dài 5 ngày của ông, trong bối cảnh có những bất đồng về hạn chế công nghệ và trợ cấp giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Mặc dù Bắc Kinh vẫn chưa xác nhận sự tham dự của ông Tập tại APEC, nhưng những tháng gần đây hai nước đã gia tăng các chuyến thăm cấp cao. Nhiều ý kiến cho rằng đây là bước đặt nền móng cho hội nghị thượng đỉnh song phương giữa hai nhà lãnh đạo.

Giới quan sát đánh giá, bài phát biểu của ông Hàn đang mang đến bầu không khí tích cực cho mối quan hệ Mỹ-Trung khi kỳ vọng hai cường quốc kinh tế nối lại đối thoại trong các lĩnh vực quan trọng đang ngày càng tăng.

>>  Kinh tế Mỹ tươi sáng, ông Biden vẫn "lép vế" trước ông Trump

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã có cuộc gặp với Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong tại Bắc Kinh

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã có cuộc gặp với Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong tại Bắc Kinh, tháng 7/2023

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn hạ thấp kỳ vọng về hiệu quả của cuộc gặp giữa ông Biden và ông Tập Cận Bình. Đặc phái viên của Australia tại Mỹ Kevin Rudd nhận định, mặc dù cả hai nước đều đang tìm cách ổn định mối quan hệ nhưng mỗi bên lại đưa ra một góc nhìn khác nhau về cuộc gặp dự kiến giữa hai nhà lãnh đạo tại APEC.

Ông chỉ ra, sự khác biệt về kỳ vọng của mỗi bên sẽ dẫn đến “những kết quả khiêm tốn nhất” khi mối quan tâm của Trung Quốc là “hợp tác thương mại nhiều hơn, đầu tư nhiều hơn hoặc tiếp cận thị trường vốn để giảm bớt căng thẳng của nền kinh tế nội địa, trong khi Mỹ đang tìm cách giảm những rủi ro từ Trung Quốc và giảm nguy cơ xung đột thông qua việc nối lại đối thoại quân sự.

"Trung Quốc đã tích cực tập trung vào việc phục hồi nền kinh tế nhưng điều này không có nghĩa là họ đã thay đổi căn bản tính toán chiến lược của mình đối với Đài Loan hoặc Biển Đông", ông Rudd nói.

Tương tự, Đại sứ Singapore tại Mỹ, Lui Tuck Yew lưu ý rằng cả hai bên đã ngăn chặn vòng xoáy đi xuống, nhưng do mối quan hệ bị bao bọc bởi sự nghi ngờ lẫn nhau, những vấn đề khó giải quyết, sự thiếu tin tưởng chiến lược, ông Lui cho rằng sẽ phải mất một thời gian nữa mới có thể thấy mối quan hệ Mỹ- Trung thực sự được cải thiện. 

Đại sứ Pháp tại Mỹ Laurent Bili, cũng lưu ý những thay đổi chính sách gần đây của Bắc Kinh như một sự sẵn sàng thỏa hiệp mới. Cụ thể, ông Bili cho biết các vấn đề kinh tế của Trung Quốc là động lực chính dẫn đến việc nước này cởi mở với các động thái từ Mỹ.

“Tôi nghĩ khi Trung Quốc nhìn ra ngoài, họ sẽ thấy một môi trường chiến lược phức tạp hơn và khó khăn hơn nhiều so với thời gian trước. Đó là động lực khiến họ thay đổi một phần thái độ, chứ không phải tất cả", Đại sứ Bili đánh giá.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kỳ vọng gì tại cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714320924 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714320924 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10