Kỳ vọng nào cho lĩnh vực sản xuất hậu COVID-19?

Diendandoanhnghiep.vn Quý I năm 2020 khởi đầu với sự ảm đạm của đại dịch bệnh COVID -19, các nhà máy đóng cửa, chuỗi cung ứng toàn cầu đứt đoạn, người lao động mất việc làm…

Xét đến Việt Nam, sức khỏe của lĩnh vực sản xuất suy yếu nghiêm trọng biểu thị qua Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI - Purchasing Managers’ IndexTM) của Việt Nam trong tháng 4 đã giảm còn 32,7 điểm so với 41,9 điểm trong tháng 3 theo IHS Markit. Cung cấp nguyên, nhiên liệu nhập khẩu phụ thuộc vào Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sẽ còn tạo nhiều thách thức trong tương lai đến các ngành dệt may, da giày, sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử, ôtô.

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng của Việt Nam trong tháng 4 đã giảm còn 32,7 điểm so với 41,9 điểm trong tháng 3 theo IHS Markit. 

Trong bối cảnh này, các chuyên gia nghiên cứu cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị tốt hơn cho cuộc khủng hoảng trong tương lai.

Phân tích rõ hơn tác động từ đại dịch, Công ty tư vấn quản trị cung ứng (CEL Consulting) nhấn mạnh, ngành sản xuất bị đẩy vào tình huống khó khăn nghiêm trọng cho cả đầu vào và đầu ra khi đối mặt với sự thiếu hụt nguyên vật liệu, sụt giảm nhu cầu từ thị trường và sự đóng cửa giao thương của các quốc gia nhằm ngăn chặn dịch bệnh. Những yếu tố này cộng gộp đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng và phá vỡ kế hoạch sản xuất của các nhà máy.

Dưới một góc độ khác, khủng hoảng thừa được ghi nhận trong thời dịch COVID - 19. Điển hình tại Mỹ, khi các nhà hàng, trường học đóng cửa, nông dân Mỹ đã phải lựa chọn giải pháp đi ngược với sự bền vững: đổ bỏ trái cây, rau củ hay sữa.

Theo Dairy Farmers of America, mỗi ngày nông dân Mỹ đổ bỏ hơn 14 triệu lít sữa trong bài toán cân đối chi phí thu hoạch, xử lý và vận chuyển đến các kho lưu trữ thực phẩm đã bão hòa hay các nơi có nhu cầu còn sót lại. Trong khi đó, xuất khẩu không khả thi khi các quốc gia trong nhóm thị trường tiêu thụ đã đóng cửa biên giới nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Xét đến Việt Nam, sức khỏe của lĩnh vực sản xuất suy yếu nghiêm trọng biểu thị qua Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI - Purchasing Managers’ IndexTM) của Việt Nam trong tháng 4 đã giảm còn 32,7 điểm so với 41,9 điểm trong tháng 3 theo IHS Markit.

Cung cấp nguyên, nhiên liệu nhập khẩu phụ thuộc vào Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sẽ còn tạo nhiều thách thức trong tương lai đến các ngành dệt may, da giày, sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử, ôtô.

Theo số liệu năm 2019 của Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương cho mặt hàng linh kiện điện tử, trong 40 tỷ USD nhập khẩu, Hàn Quốc và Trung Quốc lần lượt chiếm 42% và 34%.

Do vậy, CEL đưa nhận định, doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị tốt hơn cho khủng hoảng trong tương lai. Trong khảo sát của CEL vào cuối tháng 3 và hai tuần đầu tháng 4, có 41% số doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất không thay đổi danh mục sản phẩm để thích nghi với sự thay đổi nhu cầu, trong khi giải pháp này quyết định rất lớn trong việc làm giảm các tác động đến doanh nghiệp khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Chưa đến 1/3 số doanh nghiệp sản xuất có kế hoạch duy trì hoạt động kinh doanh (BCP - Business Continuity Plan) hoạt động hiệu quả trong giai đoạn dịch bệnh trong thời gian khảo sát.

"Thành công có được cùng cơ hội và sự chuẩn bị tốt. Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn với các Hiệp định thương mại tự do (FTA) như hiệp định Việt Nam-EU (EVFTA) hay Việt Nam-Cuba, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài đang đánh giá ứng cử viên thích hợp cho việc chuyển dịch nhà máy của họ”, ông Julien Brun, Managing Partner CEL Consulting khẳng định.

doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị tốt hơn cho khủng hoảng trong tương lai. Trong khảo sát của CEL vào cuối tháng 3 và hai tuần đầu tháng 4, có 41% số doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất không thay đổi danh mục sản phẩm để thích nghi với sự thay đổi nhu cầu, trong khi giải pháp này quyết định rất lớn trong việc làm giảm các tác động đến doanh nghiệp khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn.

Doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị tốt hơn cho khủng hoảng trong tương lai. 

Đơn cử, Apple đi cùng làn sóng dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam, từ 3 đến 4 triệu tai nghe AirPods sẽ được gắn nhãn “Made in Vietnam” trong quý này. Luxshare Precision Industry, một trong các nhà sản xuất Airpods đang tiến hành xây dựng nhà máy tại Việt Nam và phát triển chuỗi cung ứng với các nhà cung cấp tại miền Bắc.

Hơn nữa, Việt Nam hiện đang có một số thuận lợi nhất định trong danh sách ứng viên tiềm năng của các nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng chúng ta cần nhớ các quốc gia như Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar cũng là các ứng cử viên sáng giá không kém cạnh.

Bởi vậy, với Việt Nam, chuyên gia CEL cho rằng, ngoài các lợi thế cạnh tranh, chúng ta cần tăng cường cải thiện và phát triển những nhân tố cứng và mềm như cơ sở hạ tầng, kết nối vận tải đa phương thức, các ngành công nghiệp hỗ trợ, thủ tục hành chính cũng như giải pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ… nhằm đảm bảo sức hút của môi trường đầu tư và lợi ích lâu dài của doanh nghiệp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kỳ vọng nào cho lĩnh vực sản xuất hậu COVID-19? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713866674 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713866674 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10