Trong những năm gần đây, nhất là giai đoạn 2016-2020, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm đến công tác phát triển đô thị.
Trong những năm gần đây, nhất là giai đoạn 2016-2020, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm đến công tác phát triển đô thị. Theo đó, Sở Xây dựng đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai rà soát, lập các đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung đô thị theo hướng mở rộng đô thị, tạo quỹ đất phát triển đô thị để thu hút các nhà đầu đầu tư tham gia đầu tư các dự án phát triển đô thị, qua đó tạo sự chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng tỷ lệ đô thị hóa (Quy hoạch chung đô thị thành phố Lai Châu và các huyện; Quy hoạch vùng huyện Tân Uyên; Quy hoạch chi tiết Khu đô thị thiên đường Mắc Ca tỉnh Lai Châu; Khu đô thị phía Đông Nam thành phố Lai Châu; Khu tâm thương mại và nhà ở Lai Châu…).
Trong thời gian vừa qua, đã có một số nhà đầu tư đề nghị được khảo sát, lập quy hoạch đầu tư dự án phát triển đô thị, phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch. Một số dự án đã được Nhà đầu tư triển khai thực hiện, sau khi dự án hoàn thành sẽ đổi mới căn bản và toàn diện kiến trúc cảnh quan đô thị, tạo điểm nhấn đặc trưng cho đô thị như: Khu 5A-7B thị trấn Than Uyên do Tập đoàn TNG đầu tư; Khu đô thị thiên đường Mắc Ca tỉnh Lai Châu; Khu đô thị cửa ngõ…
Sở luôn sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác nắm bắt các loại quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt, tích cực phối hợp với doanh nghiệp để hoàn thiện ý tưởng đầu tư, tiến độ thực hiện dự án, giảm thời gian thẩm định các bước của dự án, đề xuất giải pháp thực hiện các khó khăn vướng mắc của dự án...
Trong những năm qua, ngành tập trung chỉ đạo, đôn đốc, giám sát các chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, các phòng chức năng trong việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách của ngành, nhất là các chương trình tín dụng chính sách xã hội, tín dụng ưu tiên, như: nông nghiệp, nông thôn; doanh nghiệp nhỏ và vừa; xây dựng nông thôn mới; các chương trình tín dụng đầu tư vào lĩnh vực tiềm năng thế mạnh của tỉnh; chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp;..
Đặc biệt từ đầu năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến người dân và doanh nghiệp, NHNN chi nhánh tỉnh đã triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả đối với các đơn vị trong ngành về xây dựng các phương án phòng, chống dịch COVID-19, đảm bảo hoạt động ngân hàng thông suốt theo văn bản chỉ đạo của NHNN Việt Nam, của tỉnh và đặc biệt là thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
NHNN chi nhánh tỉnh đã tổ chức làm việc trực tiếp với Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hội doanh nhân trẻ tỉnh; thiết lập đường dây nóng và đồng thời làm việc trực tiếp với các tổ chức tín dụng trên địa bàn, ban hành văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động rà soát, đánh giá mức độ ảnh hưởng của dịch đối với khách hàng để xây dựng chương trình, kịch bản hành động nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng; lãi suất huy động và lãi suất cho vay giảm so với các năm trước, góp phần quan trọng vào thúc đẩy sản xuất - kinh doanh.
Để Lai Châu tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, các ngành cần tiếp tục rà soát, xây dựng, triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện các chính sách ưu đãi, cải thiện môi trường đầu tư nhằm khuyến khích, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh; thu hút các nhà đầu tư lớn có năng lực tài chính vào đầu tư cơ sở hạ tầng theo hướng công khai minh bạch, đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước, nhà đầu tư và xã hội để hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong đó tập trung các dự án như: Dự án khu đô thị thiên đường Mắc Ca tỉnh Lai Châu; dự án khu trung tâm thương mại và nhà ở Lai Châu…
Về phía UBND tỉnh, tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành và UBND các huyện, thành phố cải thiện mạnh mẽ thủ tục hành chính; tiếp tục đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tập trung nguồn lực để đầu tư các công trình tạo động lực phát triển kinh tế xã hội như: Kết cấu hạ tầng giao thông (tuyến đường kết nối thành phố Lai Châu với Cao tốc Nội Bài - Lào Cai; Quốc lộ 279 nối Lai Châu với Sơn La; sân bay Lai Châu và hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên Sơn)...
Đồng thời tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19, khôi phục sản xuất kinh doanh theo chỉ đạo của Chính phủ; thu hút các nhà đầu tư phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp; phát triển công nghiệp chế biến vật liệu gắn với bảo vệ môi trường; rà soát, đánh giá thực trạng, thăm dò, khai thác và chế biến quặng đất hiếm, thu hút nhà đầu tư có công nghệ khai thác, chế biến hiện đại.
Trong những năm qua, tỉnh Lai Châu chủ động hợp tác với các tổ chức nghiên cứu khoa học; thu hút hiệu quả nguồn lực từ các chương trình khoa học công nghệ của Trung ương, đồng thời thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh. Trong đó: thực hiện 09 dự án ứng dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất, đời sống nhằm hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi với tổng kinh phí đầu tư 83 tỷ đồng.
Khoa học kỹ thuật và công nghệ đã gia tăng hàm lượng trí tuệ, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm góp phần phát triển, tạo thương hiệu cho sản phẩm đặc sản của địa phương. Từ đó mở ra triển vọng hình thành vùng sản xuất hàng hóa, xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm gạo chất lượng tốt, có giá trị kinh tế cao của tỉnh. Các sản phẩm chủ lực của địa phương đã vượt ra ngoài tỉnh và được sự công nhận của người tiêu dùng…
Đến nay, đã có 60 doanh nghiệp được cấp mã số mã vạch, 76 doanh nghiệp công bố tiêu chuẩn cơ sở, ghi nhãn hàng hóa; 04 doanh nghiệp tham dự và đạt giải thưởng chất lượng Quốc gia; có 180 cơ quan hành chính nhà nước và 15 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015, góp phần xây dựng một nền hành chính hiện đại theo hướng công khai, minh bạch và hoạt động có hiệu quả theo mục tiêu chương trình cải cách hành chính chung của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm