Lai Châu: Liên kết doanh nghiệp phát triển vùng nguyên liệu dứa

NGUYỄN HÀ 29/06/2022 13:42

Cây dứa rất phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng của tỉnh Lai Châu, nhất là tại huyện Sìn Hồ. Hiện nay, cây dứa tại địa phương này đã bắt đầu cho thu hoạch, sản lượng trung bình đạt khoảng 50 - 55 tấn/ha.

>>Lai Châu: Tìm kiếm các đối tác và tìm ra giải pháp thúc đẩy việc xuất khẩu trà

Với lợi thế khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển nông nghiệp, tỉnh Lai Châu đang tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa và xây dựng nông thôn mới, trong đó trọng tâm là hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, tập trung vào khai thác tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp của tỉnh như: cây lúa chất lượng cao; các loại cây công nghiệp (chè, quế, cao su...); cây ăn quả có giá trị kinh tế cao (Mắc ca, cây ăn quả ôn đới, nhiệt đới,...); Cây dược liệu (Sâm Lai Châu, Tam thất, Nấm linh chi,...).

Tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, thời gian qua người dân đã trồng và phát triển cây dứa thành vùng nguyên liệu sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị. Cụ thể, từ đầu năm 2021, huyện Sìn Hồ đã phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Quang Hà Điện Biên trồng thí điểm 10ha dứa gồm giống Queen và Kaien tại xã Nậm Tăm.

Ông Đồng Văn Liệt, Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ cho biết, thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy, Đề án của tỉnh, huyện đã chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Huyện tập trung khai thác các tiềm năng, lợi thế để phát triển một số sản phẩm nông nghiệp hiệu quả, bền vững, chú trọng liên kết giữa doanh nghiệp và người dân để từng bước tạo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp bền vững, hướng tới tạo thương hiệu cho sản phẩm. Trong đó, cây dứa là một trong những dự án huyện triển khai liên kết với doanh nghiệp.

Theo lãnh đạo huyện Sìn Hồ, hiện nay cây dứa đã bắt đầu cho thu hoạch, sản lượng trung bình đạt khoảng 50 - 55 tấn/ha, trừ tất cả chi phí, lợi nhuận mang lại khoảng từ 200 triệu đồng/ha, cao gấp 2 - 3 lần so với trồng các loại cây khác trên cùng diện tích canh tác.

Phó Chủ tịch tỉnh Lai Châu Hà Trọng Hải cùng doanh nghiệp khảo sát dự án dứa tại Sìn Hồ

Ông Hà Trọng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cùng doanh nghiệp khảo sát dự án dứa tại xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ

Ông Từ Quang Hà, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Quang Hà Điện Biên cho biết, qua quá trình khảo sát, tìm hiểu chúng tôi nhận thấy cây dứa rất phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng của tỉnh Lai Châu, nhất là tại huyện Sìn Hồ. Theo ông Hà, lúc mới bắt đầu triển khai dự án công ty gặp khó khăn do người dân lo lắng về đầu ra. Tuy nhiên, với kết quả trồng thí điểm hiện nay thì chúng tôi tin tưởng vào việc phát triển cây dứa tại địa phương. Doanh nghiệp mong muốn chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ, có sự chỉ đạo sát sao, tuyên truyền để người dân đồng thuận liên kết cùng Công ty, chúng tôi cam kết bao tiêu sản phẩm cho bà con, cùng người dân đồng hành, cùng địa phương phát triển.

>>Chè Lai Châu tiến vào thị trường Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á

>>Cơ hội để "đánh thức" nông nghiệp Lai Châu

Được biết, doanh nghiệp này mong muốn người dân hợp tác để cùng góp đất, nhân công để phát triển cây dứa tại Sìn Hồ và hướng đến mục tiêu xây dựng nhà máy chế biến khimowr rộng diện tích. Hiện, một số xã của huyện Sìn Hồ định hướng chuyển đổi diện tích đất trồng kém năng suất sang trồng dứa và liên kết với Công ty Quang Hà Điện Biên.

Tại Hội thảo Dự án trồng và phát triển cây dứa thành vùng nguyên liệu sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị tại huyện Sìn Hồ vừa qua (27/06), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu ông Hà Trọng Hải đề nghị các địa phương trong tỉnh cùng trao đổi, thống nhất liên kết chuỗi giá trị, tạo ra vùng nguyên liệu đảm bảo để doanh nghiệp có đủ điều kiện xây dựng nhà máy chế biến.

Với định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, lãnh đạo tỉnh Lai Châu mong muốn các cấp chính quyền, doanh nghiệp và người dân sẽ cùng đồng hành, liên kết để phát triển.

Hiện nay, huyện Sìn Hồ xác định sẽ tiếp tục nhân rộng, triển khai tại các xã vùng thấp huyện Sìn Hồ. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, huyện sẽ triển khai mở rộng trồng khoảng từ 700 - 1.000 ha tại một số bản của xã Nậm Tăm và các xã Nậm Cha, Căn Co… từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Tỉnh Lai Châu phấn đấu đến năm 2025, đầu tư xây dựng 03 khu, cụm công nghiệp với chức năng chế biến sản phẩm nông nghiệp; thu hút thêm nhiều cơ sở chế biến, đóng gói, bảo quản nông sản.

Có thể bạn quan tâm

  • Đắk Nông: Nông nghiệp khẳng định vị thế

    Đắk Nông: Nông nghiệp khẳng định vị thế

    22:12, 22/06/2022

  • Nông nghiệp ĐBSCL: Bước chuyển từ

    Nông nghiệp ĐBSCL: Bước chuyển từ "tư duy sản xuất" sang "tư duy kinh tế"

    09:01, 21/06/2022

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Thúc đẩy nông nghiệp và nông thôn bền vững vùng ĐBSCL

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Thúc đẩy nông nghiệp và nông thôn bền vững vùng ĐBSCL

    12:00, 18/06/2022

  • "Cú hích" cho nông nghiệp hữu cơ

    00:47, 16/06/2022

  • Lai Châu: Kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh thực sự minh bạch, hấp dẫn

    Lai Châu: Kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh thực sự minh bạch, hấp dẫn

    00:52, 01/06/2022

  • Lai Châu: Than Uyên thu hút đầu tư vào nông nghiệp

    Lai Châu: Than Uyên thu hút đầu tư vào nông nghiệp

    03:29, 26/09/2021



(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Lai Châu: Liên kết doanh nghiệp phát triển vùng nguyên liệu dứa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO