Lai Châu: Phát huy nguồn lực mềm trong năm 2023

Diendandoanhnghiep.vn Tỉnh Lai Châu có vị trí đặc biệt về chiến lược cả kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Sau 20 năm tách tỉnh, tuy khó khăn nhưng Lai Châu đã có bước phát triển nhanh và toàn diện về KT-XH.

>> Phát triển vùng sâm Lai Châu theo hướng tập trung thành hàng hóa với sự cộng hưởng từ 4 nhà

 Chủ tịch nước và các đại biểu thực hiện nghi lễ khai mạc Hội chợ Sâm Lai Châu năm 2022

Chủ tịch nước và các đại biểu thực hiện nghi lễ khai mạc Hội chợ Sâm Lai Châu năm 2022

Đó là đánh giá của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc trong tháng 11/2022 với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lai Châu về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và cải cách tư pháp trên địa bàn tỉnh từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay.

Phát triển nhanh và toàn diện

Tuy nhiên, Chủ tịch nước nhận định, Lai Châu vẫn là tỉnh nằm trong nhóm khó khăn nhất của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị tỉnh Lai Châu cần tập trung phát triển nông lâm nghiệp chất lượng cao, gắn với thương hiệu, nâng giá trị; khuyến khích phát huy mô hình nông nghiệp thông minh, áp dụng khoa học công nghệ, phát huy tính bản địa, liên kết sản xuất, củng cố mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã; phát huy các sản phẩm chủ lực.

Tỉnh cần tiếp tục phát triển thương mại dịch vụ như kinh tế cửa khẩu; có chiến lược phát triển sâm Lai Châu bền vững, hiệu quả, có lợi cho người dân. Tiếp tục hoàn thiện các quy hoạch có tầm nhìn xa, không tràn lan, nâng cao chất lượng y tế, phát triển mạnh mẽ chất lượng giáo dục, dân số.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, Lai Châu cần phát huy nguồn lực mềm, hạ tầng mềm như năng lực, kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ công chức, gắn kết xã hội với cộng đồng các dân tộc; nâng cao chất lượng quản lý của cơ quan Nhà nước, khả năng kết nối thông tin.

Kinh tế tăng trưởng khá

Năm 2022, tỉnh Lai Châu gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch, thời tiết diễn biến thất thường, giá nguyên vật liệu tăng cao... Dù vậy, Lai Châu đã thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, các hoạt động đối ngoại được đẩy mạnh.

Nhờ đó, kinh tế của tỉnh tiếp tục phục hồi và phát triển, nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Có 43/44 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội đạt và vượt Nghị quyết HĐND tỉnh giao. Cụ thể, kinh tế tăng trưởng khá đạt 9%. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người ước đạt 48,3 triệu đồng, tăng 3,9 triệu đồng so với năm 2021. Ước tính năm 2022, thu ngân sách trên địa bàn đạt 2.262 tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2021.

Đáng chú ý, sản xuất công nghiệp năm 2022 tăng khá, giá trị ước đạt 6.705,5 tỷ đồng, tăng 14,7% so với năm 2021; trong đó, tỉnh có thêm 16 dự án hoàn thành phát điện với tổng công suất 411 MW, nâng tổng số lên 46 dự án hoàn thành với tổng công suất lắp máy 2.331,5 MW, tiếp tục góp phần vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Ngành du lịch phục hồi và tăng trưởng khá sau đại dịch, năm 2022, tỉnh Lai Châu ước đón khoảng 762.000 lượt khách.

>> Lai Châu: Khuyến khích đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm sâm theo tiêu chuẩn

Năm 2023 bứt phá

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu ông Trần Tiến Dũng, năm 2023 bằng mọi giải pháp phải có sự tăng trưởng tốt hơn năm 2022 và hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra. Trong đó, tập trung các giải pháp đối với các chỉ tiêu còn nhiều khó khăn như trồng mới mắc ca, giải ngân vốn đầu tư...

Trong thời gian tới, tỉnh tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án mang tính kết nối như: Dự án đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai với thành phố Lai Châu; dự án Hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên, hoàn thành các dự án hạ tầng giao thông lớn phục vụ phát triển du lịch, sản xuất.

Đồng thời, triển khai các nhiệm vụ thúc đẩy xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường, tiêu thụ các mặt hàng xuất khẩu của địa phương. Đẩy mạnh liên kết trong nông nghiệp, tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm, chủ động tạo ra thị trường.

Tỉnh sẽ tiếp tục cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh tại tỉnh. Cùng với đó, tỉnh sẽ chuẩn bị chu đáo và tổ chức các sự kiện văn hóa - du lịch tại tỉnh. Tiếp tục quảng bá, lan tỏa hình ảnh Lai Châu, phát huy thế mạnh của tỉnh để phát triển du lịch.

Năm 2023, tỉnh Lai Châu phấn đấu đạt mục tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn khoảng 9,0%. GRDP bình quân đầu người khoảng 52,9 triệu đồng. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 52,3%. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 2.450 tỷ đồng. Tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu 3,0%. Tổng lượt khách du lịch tăng 7,6%. Giải quyết việc làm cho 8.440 lao động; đào tạo cho 8.000 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 58,3%...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lai Châu: Phát huy nguồn lực mềm trong năm 2023 tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711657791 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711657791 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10