Lạm phát có thể tăng mạnh trong quý 2/2019

Diendandoanhnghiep.vn Nhận định này được đưa ra trong Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý 1/2019 do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) công bố chiều 11/4.

Theo đó, TS Phạm Thế Anh - đại diện nhóm nghiên cứu Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR)  cho rằng lạm phát tăng nhẹ trong quý 1/2019 chủ yếu do sự gia tăng của giá năng lượng. 

Cụ thể, so với cùng kỳ năm 2018, lạm phát toàn phần tăng nhẹ liên tục trong ba tháng đầu năm lần lượt đạt 2,56%, 2,64% và 2,7%. Tuy nhiên, tháng 3/2019 giảm 0,06%.

“Lạm phát lõi quý 1/2019 kiểm soát ở mức tăng 1,83%, phản ánh chính sách tiền tệ được điều chỉnh ổn định. CPI bình quân Quý 1/2019 tăng 2,63%, đây là mức tăng thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây”. - Đại diện VEPR đánh giá.

Theo VEPR, chỉ riêng tháng 2/2019, CPI tăng 0,8% do nhu cầu tiêu thụ trong dịp Tết Nguyên Đán tăng, nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,73%, lương thực tăng 0,53%; thực phẩm tăng 2,13% so với tháng trước đó.

Tuy nhiên, sang đến tháng 3/2019, do lo ngại về dịch tả lợn châu Phi cũng như nhu cầu tiêu dùng sau tết giảm khiến CPI giảm 0,21%. So với tháng liền trước, giao thông tăng 2,22% do tăng giá xăng, dầu vào ngày 02/3/2019; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,78%; giá gas trong tháng tăng 4,88%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03%; giáo dục tăng 0,01%.

Nhìn chung, so với cùng kỳ năm năm ngoái, CPI trong ba tháng được giữ ổn định tại mức 2,6% - 2,7%. Đóng góp vào mức tăng thấp của CPI là do sự điều chỉnh giảm của giá xăng dầu. Tuy nhiên nền kinh tế trong Quý 2/2019 vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro do giá điện tăng 8,36% vào ngày 20/3 có thể làm CPI tăng khoảng 3,3%.

Theo TS Phạm Thế Anh, trong bối cảnh giá hàng hóa thế giới lên xuống thất thường, cùng với việc áp kịch trần thuế bảo vệ môi trường lên xăng dầu từ 01/01/2019, NHNN vẫn cần theo dõi rủi ro lạm phát trong thời gian tới để có những biện pháp ứng phó phù hợp. 

"Nền kinh tế trong quý 2/2019 vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro do giá điện tăng 8,36% vào ngày 20/3 có thể làm CPI tăng khoảng 3,3%". - TS Phạm Thế Anh đưa ra cảnh báo. Theo đó, vị chuyên gia này cho rằng, trong quý 2 và các quý tiếp theo, áp lực lạm phát có thể sẽ tăng tương đối mạnh. Các động tới giá cả trong nước có thể kéo dài tới nhiều tháng tiếp theo.

Đại diện VEPR khuyến nghị phải có sự điều hành thận trọng từ phía Ngân hàng Nhà nước đối với tăng trưởng cung tiền và tín dụng trong thời gian tới.

Đại diện nhóm nghiên cứu chỉ ra lạm phát tăng sẽ tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế. Theo đó, chi phí đầu vào của nền sản suất sẽ bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, khi lạm phát trong nền kinh tế tăng lên, lãi suất khó có khả năng giảm. Trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu dựa vào vốn ngân hàng, lãi suất khó giảm sẽ "đánh" trực tiếp vào sực chịu đựng, làm giảm sức sản xuất của doanh nghiệp.

"Chúng tôi đưa ra dự báo tăng trưởng quý II ở mức 6,32% thấp hơn 6,79% của quý I. Tuy nhiên tăng trưởng quý III, IV sẽ phục hồi", vị chuyên gia cho hay. Tăng trưởng GDP các quý III, IV lần lượt là 6,94% và 7,15%.

Theo VEPR, tăng trưởng kinh tế cả năm sẽ là 6,8%, đạt mục tiêu do Quốc hội đề ra khả thi trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, trước chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và chủ nghĩa bảo hộ, rủi ro của kinh tế Trung Quốc, tương lai không rõ ràng của tiến trình Brexit và mâu thuẫn trong nội bộ khu vực EU, sự thất thường của Donald Trump..., tương lai của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2019 trở nên bất định hơn. Nền kinh tế có thể chịu ảnh hưởng bởi các cú sốc từ thị trường thế giới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lạm phát có thể tăng mạnh trong quý 2/2019 tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713312030 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713312030 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10