Làm sao để trở thành nhà quản trị tài chính giỏi?

TS. Đinh Thế Hiển 06/03/2020 13:00

Trong quá trình tư vấn về tài chính, tôi thường gặp câu hỏi "làm sao để trở thành nhà quản trị tài chính giỏi ?"...

Đây là câu hỏi chân thành của nhiều bạn chuyên viên trẻ về tài chính, siêng năng làm việc và luôn chịu khó học hỏi kiến thức mới.

Tài chính là công việc sáng tạo đầy lý thú mà không chỉ nắm các kiến thức tài chính là có thể làm tốt. Do vậy nhiều chuyên viên tốt nghiệp ngành tài chính, công tác nhiều năm vẫn cảm thấy khó khăn trong các yêu cầu công việc. Một chuyên viên tài chính giỏi cần am tường hoạt động kinh doanh của công ty trong bối cảnh nền kinh tế đa dạng. Từ đó dẫn đến khả năng diễn dịch và dự đoán được tình hình và xu thế kinh doanh dưới dạng đồng vốn; giúp quản trị đồng vốn đạt hiệu quả cao trong kinh doanh - đầu tư. Khả năng này đòi hỏi kỹ năng thu thập chọn lọc thông tin, phân tích và đưa ra các giải pháp hợp lý nhất.

 Một chuyên viên tài chính giỏi cần am tường hoạt động kinh doanh của công ty trong bối cảnh nền kinh tế đa dạng.

Một chuyên viên tài chính giỏi cần am tường hoạt động kinh doanh của công ty trong bối cảnh nền kinh tế đa dạng.

Phải chăng có một số tố chất cần thiết để chọn theo ngành này? Không phải siêng năng mà là kiên trì; Không phải cẩn thận mà là tỉnh táo; Không phải chuẩn mực mà là tưởng tượng táo bạo; Không phải là sự tính toán tỉ mỉ chính xác mà là khả năng khái quát hóa với sự làm chủ sai số và xác suất. Đó có phải là sự kết hợp giữa tính lãng mạn của người nghệ sỹ, tinh thần khai phá của người thám hiểm và tính cần cù của nhà nông luôn tin vào mùa vụ bội thu bằng lao động gieo trồng hôm nay. Xin nhường cho các bạn cảm nghiệm thêm.

Dưới đây là một số cảm nghiệm về quản trị tài chính có thể chia sẻ:

- Tất cả các bài toán tài chính phức tạp đều có thể quy về bài toán cơ bản với một phép trừ

- Không bao giờ thu thập đủ thông tin cần thiết

- Trong quản trị tài chính không có một lời giải duy nhất

- Phương pháp dòng tiền chiết khấu, kỹ thuật quan trong giải bài toán tài chính

- Rủi ro và thu nhập: Triết lý tạo ra sự phong phú trong quản trị tài chính

- Quản trị rủi ro là nhiệm vụ quan trọng

- Nhà quản trị tài chính luôn nhớ quy luật "lượng đổi chất đổi"

- Chủ động sáng tạo là phẩm chất quan trọng

Với 7 vấn đề vừa trình bày trên, không phải là sự khẳng định những quan điểm, những kim chỉ nam cho việc quản trị tài chính, mà như là một tập các câu hỏi mà nhà quản trị tài chính không ngừng tái chiêm nghiệm để luôn quản lý nguồn vốn đầu tư phù hợp với tiến trình phát triển.

Sau cùng tôi muốn kể cho các bạn một truyền thuyết thời Đông Châu liệt quốc. Tô Tần sau khi học thành tài được Qủy Cốc tiên sinh tặng cho một quyển bí quyết về nghệ thuật du thuyết. Tô Tần đọc làu thông và đi du thuyết, nhưng suốt 3 năm tiêu tốn tiền của gia đình vẫn thất bại, ôm hận trở về. Sau đó, Tô Tần đọc lại bí quyết và quyết định xuất gia lần nữa; lần này ông đã thành công trở thành Tướng quốc của 6 nước chống nhà Tần. Cũng có thể sau lần đọc lại Tô Tần đã kết hợp với những kinh nghiệm thực tế của mình nên nhìn rõ vấn đề và vận dụng tốt hơn; cũng có thể ông đã lĩnh hội được sự sinh động của kiến thức mà chính mình phải sáng tạo chứ không sử dụng cứng ngắc các kiến thức đã học...

Có thể bạn quan tâm

  • Cần trọng rủi ro uỷ thác đầu tư tài chính

    Cần trọng rủi ro uỷ thác đầu tư tài chính

    11:01, 15/02/2020

  • Quản lý tài chính cá nhân để khởi nghiệp như thế nào ?

    Quản lý tài chính cá nhân để khởi nghiệp như thế nào ?

    04:16, 23/05/2019

  • 6 chiến lược quản lý tài chính thông minh của các triệu phú tự thân

    6 chiến lược quản lý tài chính thông minh của các triệu phú tự thân

    07:38, 21/03/2018

  • Cách quản lý tài chính cá nhân

    Cách quản lý tài chính cá nhân

    04:08, 12/03/2018

  • Nâng cao kỹ năng quản lý tài chính cá nhân cho sinh viên

    Nâng cao kỹ năng quản lý tài chính cá nhân cho sinh viên

    16:41, 22/11/2017

  • Sân chơi mới giúp nâng cao tri thức quản lý tài chính cá nhân

    Sân chơi mới giúp nâng cao tri thức quản lý tài chính cá nhân

    14:45, 21/11/2017

  • Mẹo quản lý tài chính cho người lần đầu làm doanh nhân

    Mẹo quản lý tài chính cho người lần đầu làm doanh nhân

    05:16, 23/10/2017

Câu chuyện này có nhiều điểm tương đồng với những chia sẻ có vẻ “vô chiêu” ở trên. Các trường đại học của Mỹ hiện nay không còn hình thức thầy giảng trò ghi, lời thầy là chân lý; mà đã chuyển sang hình thức giảng viên là người giới thiệu, gợi ý; học viên là chủ thể nghiên cứu, học hỏi – tranh luận – sáng tạo. Như vậy “học là quá trình để quên”. Hay như câu chuyện trên đây có ngụ ý "học là quá trình để biến cái được thấy thành cái của mình, với những ý tưởng mới đầy sáng tạo trong các thực tiễn mình đang gặp phải".

Theo đó, liên tục suy xét để liên tục nghiên cứu tìm kiếm giải pháp chính là con đường tự học quan trọng nhất đối với một chuyên viên tài chính chuyên nghiệp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Làm sao để trở thành nhà quản trị tài chính giỏi?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO