Làm sao “phát lộ” tài sản bất minh?

Diendandoanhnghiep.vn Về mặt pháp lý không thể mặc nhiên coi tài sản không giải trình được hợp lý về nguồn gốc là tài sản tham nhũng để tịch thu bằng biện pháp hình sự theo hướng "suy đoán có tội".

Có thể thấy, một trong những hạn chế lớn nhất của Luật phòng chống tham nhũng hiện nay chính là chúng ta chưa có công cụ đủ mạnh để kiểm soát tài sản của cán bộ, công chức.

p/Điều tra PCI của VCCI đã chỉ ra, chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải bỏ ra qua nhiều năm hầu như không giảm.

Điều tra PCI của VCCI đã chỉ ra, chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải bỏ ra qua nhiều năm hầu như không giảm.

Khó truy nguồn gốc

Thời gian qua, dư luận xôn xao về những khối tài sản lớn của quan chức và nghi ngờ nó có nguồn gốc từ tham nhũng. Tuy nhiên, để chứng minh nguồn gốc khối tài sản này là không dễ dàng, bởi các quy định hiện hành chưa tạo khả năng kiểm soát tốt hành vi không trung thực trong kê khai tài sản của cán bộ công chức. “Tài sản kê khai không trung thực” và “tài sản bất minh” là hai khái niệm khác nhau, cho nên cũng cần có cách xử lí khác nhau phù hợp với mỗi loại tài sản. Nếu đánh đồng cùng một loại như nhau và áp dụng mức truy thu hoặc mức đánh thuế giống nhau, thì vô hình chung lại “vẽ đường” cho những tài sản bất minh.

Ngày 13/6/018, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).

Theo báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội tại Kỳ họp thứ tư cuối năm 2017 vừa qua, thì việc thu hồi tài sản tham nhũng vô cùng khó khăn, do đối tượng tham nhũng đã chi tiêu, tẩu tán tài sản, biến hóa tài sản tham nhũng thành các tài sản thuộc sở hữu của người thân, quen.

Trong khi đó, pháp luật chưa có cơ chế thu hồi khả thi, nói cách khác là còn “vướng ngang, vướng dọc”. Không tính đến khối tài sản chưa được phát hiện, thì đối với tài sản đã phát hiện cũng mới thu được một phần.

Ở thời điểm hiện nay con đường duy nhất để thu hồi tài sản tham nhũng là thông qua bản án hình sự, sau khi đã chứng minh được hành vi tham nhũng và tài sản của người bị kết án được xác định là có nguồn gốc từ hành vi đó. Trong rất nhiều vụ việc cán bộ công chức bị tố có “tài sản khủng” thì việc chứng minh qua hình thức này gần như không khả thi. Đó là nguyên nhân khiến việc thu hồi tài sản tham nhũng trong thời gian qua gần như không đáng kể.

Tài sản bất minh khó "lộ diện"

Hiện nay, thu nhập của cán bộ ngoài lương còn được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Mặc dù đã có quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập, kê khai tài sản nhưng những số liệu báo cáo hằng năm cho thấy việc làm này còn rất hình thức. Cụ thể năm 2017, cả nước có hơn 1,1 triệu người kê khai tài sản, thu nhập cá nhân nhưng qua kiểm tra, xác minh thì chỉ phát hiện, xử lý 5 trường hợp vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập, trong đó có cả cán bộ cấp cao. Nhiều năm trước đó, các trường hợp vi phạm bị phát hiện cũng rất khiêm tốn.

Cũng phải thừa nhận rằng, nếu như có bất kỳ ai đó giàu lên thì đó không hẳn là tài sản bất minh, với quan chức thì tài sản bất minh cũng không đồng nghĩa với đó là tài sản tham nhũng. Do vậy, những lo ngại sẽ khó khăn trong việc xác định tài sản bất minh là hoàn toàn có cơ sở. Bên cạnh đó, người có nghĩa vụ kê khai sẽ không tự giác kê khai số tài sản mà họ không chứng minh được nguồn gốc. Trong khi đó, các cơ quan chức năng chưa có biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện, xử lý vi phạm trong trường hợp không kê khai hoặc kê khai không trung thực. Nhưng đối với tài sản không giải trình được nguồn gốc, cơ quan nào băn khoăn cơ quan nào sẽ đứng ra kiểm tra, xác minh và có cơ quan chuyên trách hay không?

Vậy làm thế nào để xác định tài sản bất minh, làm thế nào để truy nguồn gốc khối tài sản khủng của bất minh nhưng chưa chắc đã làm tham nhũng kia? Chỉ khi nào Luật Phòng chống tham nhũng trả lời rành mạch được câu hỏi trên thì công cuộc chống được tham nhũng mới thật sự phát huy được hiệu quả như mong muốn. Khi đó, tranh cãi đánh thuế hay tịch thu 45% số tài sản bất minh không còn là vấn đề mấu chốt nữa, mà tài sản bất minh được hé sáng, công cuộc phòng chống tham nhũng thật sự phát huy hiệu quả. Đây mới là mục tiêu quan trọng nhất.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Làm sao “phát lộ” tài sản bất minh? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714052457 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714052457 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10