Làn sóng M&A: Ổ nào cho “đại bàng”?

Diendandoanhnghiep.vn Hiện tượng các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam mua các công ty sản xuất kinh doanh trong nước đã và đang gây nên nhiều lo lắng.

Nhiều chuyên gia cho rằng các chính sách bảo vệ doanh nghiệp không nên đi ngược xu hướng thị trường.

Central Group, ngay khi vào Việt Nam, đã có hiện tượng “bài” các doanh nghiệp Dệt may Việt và gặp sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận

Central Group, ngay khi vào Việt Nam, đã có hiện tượng “bài” các doanh nghiệp Dệt may Việt và gặp sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận

Cuộc đổ bộ của đại gia Thái

Nhiều năm trước, chúng ta đã biết đến thương hiệu Siam Ciment Group (SCG) – voi khủng của Tập đoàn Thái Lan với dấu chân “dẫm” nát thị trường vật liệu xây dựng (VLXD) Việt. SCG đã có một loạt các cuộc thâu tóm khủng, như Prime Group, đơn vị nắm 20% thị phần VLXD Việt Nam; Nhựa Bình Minh – ông vua ngành VLXD nhựa; Sở hữu Hóa Lọc Dầu Long Sơn… Có thể nói SCG không chỉ chọn chỗ, đặt ổ, mà còn mở rộng “tổ đại bàng” trong rất nhiều lĩnh vực, khiến nhiều doanh nghiệp Việt phải “hết hơi” chạy theo cạnh tranh.

Siam City Cement cũng không kém cạnh người đồng hương, khi thâu tóm Holcim, một doanh nghiệp xi măng lớn từ tay Liên doanh Pháp và Thụy Sĩ tại Việt Nam.

Hay như cách đây hơn 3 năm, sau khi một tỷ phú Thái khác sở hữu hãng bia ThaiBev đầu tư vào Sabeco, dấy lên lo ngại tập đoàn này sẽ kiểm soát ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B) khi qua thành viên, tập đoàn này cũng đã nắm trên 20% Vinamilk. Hay một đại gia khác đang theo mạch nước sông Đuống, sở hữu chi phối Công ty Nước mặt sông Đuống và mở rộng ra các công ty khác trong ngành nước…

Dù vậy, với các thương hiệu sản xuất kinh doanh gắn liền chuỗi từ nhà nông dân, người cung ứng, đại lý đến nhà phân phối… gắn với thị trường tiêu thụ mà người Thái đang nhắm vào, nỗi lo bị chi phối, kiểm soát đến thao túng thị trường gây bất lợi cho các thành phần trong chuỗi cung ứng và chính người tiêu dùng, không phải không có cơ sở.

Central Group, ngay khi vào Việt Nam, đã có hiện tượng “bài” các doanh nghiệp Dệt may Việt và gặp sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận, để phải lên tiếng “đính chính”. Tương tự, Sabeco sau khi thay máu nhân lực cấp cao với hầu hết người nước ngoài, đã phải bổ nhiệm một Phó Tổng giám đốc về marketing am hiểu thị trường Việt Nam khi đứng trước bài toán doanh số giảm sút mạnh. Kế tiếp là thông tin rậm rạp đưa Sabeco lên chào bán ở thị trường nước ngoài, mà đối tác đã và đang đàm phán có thể là người Trung Quốc… cũng khiến doanh nghiệp phải có văn bản khẳng định là tin đồn thiếu cơ sở.

Và hướng đi của đại gia Việt

Có vẻ như các doanh nghiệp Thái rất quan tâm đến các ngành sản xuất, phân phối của Việt Nam, trong khi các tỷ phú Việt lại hẹp tài lực hơn? Không hẳn! Nếu nói về phân phối, để đi tắt đón đầu, Central Group đã mua lại Big C. Song còn rất lâu họ mới có thể phát triển ngang bằng VinMart và hệ thống VinMart+ mà tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã sang tay cho tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.

Có thể thấy dường như người Thái đang nhìn thấy cơ hội để bán hàng cho thị trường tiêu thụ 100 triệu dân và hơn thế mở rộng ra khu vực Đông Nam Á và thế giới. Còn người Việt nhìn cơ hội ở xuất khẩu những lĩnh vực khác. Ví dụ như với khai khoáng, Masan đã ra tay thâu tóm từ Núi Pháo đến toàn bộ nền tảng kinh doanh của H.C. Starck của Đức, hướng đến thị trường 4,6 tỷ USD; hay Vingroup nhắm đến mở rộng ngành công nghiệp ô tô với việc thâu tóm GM Việt Nam và thương hiệu 160 tuổi Holden của Úc… Cùng với đó là rất nhiều thương vụ M&A hàng nghìn tỷ đồng cũng được đại gia Việt ra tay, chủ yếu trong các lĩnh vực thâu tóm- mua vào sở hữu cổ phần/ dự án bất động sản.

Có vẻ như các đại gia Việt thường quan tâm nhiều hơn đến các lĩnh vực “tiền to” như bất động sản, BOT…, trong khi sản xuất kinh doanh lại phải cạnh tranh khốc liệt, kiếm tiền lẻ dài hạn, vất vả… Dù đúng hay không, nhưng trong tương quan M&A nội - ngoại, câu trả lời rõ ràng không nằm ở yếu tố tài lực, mà nằm ở chiến lược của các doanh nghiệp.

Giải tỏa quan ngại bị "thâu tóm"

TS.Đinh Thế Hiển, Chuyên gia kinh tế, cho rằng hoàn toàn có thể xây dựng chính sách giải tỏa các nỗi lo cũng như đảm bảo tính công bằng trong thu hút đầu tư, hội nhập. Theo đó, trước tiên, cần xác định hàng hóa trong sự nhìn nhận của các khách hàng về sự bảo vệ người tiêu dùng, giám sát chất lượng hàng hóa với tiêu chuẩn cao và giữ môi trường làm nên thương hiệu quốc gia. Nhiều sản phẩm của các hãng dầu gội đầu, nước ngọt, quần áo... đi cùng các made in quốc gia như Japan, Mỹ, Germany… khiến người tiêu dùng yên tâm, nhưng nếu made in Việt Nam, China, Bangladesh... thì mức độ yên tâm… có giảm, là ví dụ.

Theo nghĩa này thì không có công ty tư nhân nào mà Nhà nước phải bảo vệ dưới danh nghĩa quốc gia. Nhưng trong quy định của môi trường đầu tư thông thoáng, “đại bàng” vừa làm tổ bự vừa có thể phân chia thức ăn cho cả chim sẻ, chim ri là vấn đề cần giải của chính sách.

Cũng theo TS. Đinh Thế Hiển, cần tạo điều kiện cho những người kinh doanh giỏi ở Việt Nam được phát triển, thúc đẩy những công ty mới lớn mạnh hơn, thay vì tiếc các công ty đã bán. “Mỹ là một nền kinh tế hàng đầu rất lâu đời, nhưng trong vòng 20 năm nay, những công ty startup mới mở lại kiếm tiền nhiều và nhanh nhất như Facebook, Amazon, Microsoft, Apple… Chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng được cơ hội từ kỷ nguyên số để phát triển khả năng nội tại của doanh nhân Việt, khuyến khích khởi nghiệp”, TS. Đinh Thế Hiển nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Làn sóng M&A: Ổ nào cho “đại bàng”? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713551597 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713551597 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10