Văn Phòng Chính phủ vừa có văn bản yêu cầu UBND tỉnh Bình Phước khẩn trương rà soát việc điều chỉnh mức phí BOT theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Theo đó, tại văn bản số 6442/VPCP-CN của Văn Phòng Chính phủ về việc truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về hiện trạng các trạm thu phí BOT trên địa bàn tỉnh này.
Tại văn bản, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Bình Phước khẩn trương rà soát việc thực hiện điều chỉnh mức phí sử dụng đường bộ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản số 4139/VPCP-CN ngày 07/5/2018; Văn bản số 3291/VPCP-CN, của Văn phòng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng ký, “yêu cầu UBND tỉnh Bình Phước báo cáo Thủ Tướng Chính phủ về vấn đề trạm thu phí BOT trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Như vậy đây là lần thứ 4, Thủ tướng Chính phủ có văn bản chỉ đạo UBND tỉnh Bình Phước báo cáo các vấn đề liên quan tới việc các trạm thu phí BOT dày đặc, khiến bức xúc trong dư luận trong suốt thời gian qua. Điều đáng nói là, mặc dù đã có văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp vẫn liên tiếp làm đơn kêu cứu, đồng thời nhiều cơ quan báo chí phản ánh về vấn đề nêu trên, thế nhưng UBND tỉnh Bình Phước chưa có một lần nào tổ chức họp báo để xoa dịu dư luận là vấn đề hết sức khó hiểu.
Trước đó, sáng ngày 26/4/2019, tại Trạm thu phí số 2 Đồng Xoài – Phước Long đoạn qua xã Bù Nho, huyện Phú Riềng, Bình Phước, nhiều tài xế đã dừng xe đề nghị xả trạm thu phí vì không đồng ý với việc thu phí 2 lần đoạn đường từ Phước Long về Đồng Xoài.
Theo thông tin mà PV có được, khoảng 7 giờ 30 phút sáng ngày 26/4/2019, tại Trạm thu phí số 2 Đồng Xoài – Phước Long đoạn qua xã Bù Nho, huyện Phú Riềng, Bình Phước, nhiều tài xế lái xe chạy hướng Phước Long – Đồng Xoài đã đồng loạt dừng xe trước khu vực trạm thu phí số 2 Đồng Xoài – Phước Long không chịu mua vé và phản đối việc thu phí 2 lần trên một quãng đường chỉ dài khoảng 25 km từ Phước Long xuống thành phố Đồng Xoài. Sự việc khiến cho các phương tiện khác không thể qua lại, và chủ đầu tư buộc phải xả trạm.
Trước những vấn đề nêu trên, đại diện Trạm thu phí số 2 Đồng Xoài – Phước Long đã kêu gọi sự trợ giúp của lực lượng thanh tra giao thông – Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Phước, lực lượng cảnh sát giao thông, cơ động, công an địa phương đến hỗ trợ. Bên cạnh đó, để giảm tải áp lực cho lưu lượng xe đi qua. Ban lãnh đạo Trạm BOT Đồng Xoài – Phước Long đã quyết định xả trạm cho các phương tiện đi qua. Tuy nhiên, các phương tiện này chủ yếu là các xe phản đối việc thu phí qua trạm. Ngay sau khi lực lượng chức năng có mặt tại trạm thu phí để hỗ trợ, tình trạng phản đối, không chịu đóng phí của cánh tài xế đã không còn nữa. Việc lưu thông đã trở lại bình thường.
Có thể bạn quan tâm
11:00, 16/07/2019
14:05, 15/07/2019
05:09, 17/06/2019
17:44, 12/06/2019
11:30, 11/06/2019
11:07, 30/05/2019
Trao đổi với PV DĐDN tại hiện trường, nhiều tài xế có phương tiện đi qua trạm thu phí số 1 và số 2 Đồng Xoài - Phước Long, tỉnh Bình Phước cho rằng: Việc phản ứng trên bắt nguồn những vấn đề liên quan đến sự thiếu minh bạch trong thực hiện thu phí của chủ đầu, cụ thể: hầu như các trạm thu phí BOT DT 741 không có bảng điện tử bấm số lượt đi qua, thu phí quá dày khiến người dân và các doanh nghiệp phản ứng từ nhiều tháng qua nhưng không được giải quyết.
Theo các tài xế, với khoảng cách và vị trí di chuyển và điểm xuất phát của họ bắt đầu từ địa bàn huyện Phước Long về hướng trung tâm TP Đồng Xoài, nhưng họ đã phải đã phải trả phí 1 lần tại điểm xuất phát, tuy nhiên, trong quá trình di chuyển quãng đường mới chỉ hơn 20 km nhưng lại tiếp tục xuất hiện 1 trạm thu phí nữa khiến các tài xế buộc phải mua thêm một lần vé nữa, trong khi cái đích của họ lhướng tới là trung tâm TP Đồng Xoài và khoảng cách còn lại chỉ con 12km là điều hết sức bức xúc.
Theo phản ánh của một số tài xế khác thì với quãng đường hơn 20km nhưng xuất hiện 2 trạm thu phí đồng nghĩa với việc họ phải mua vé 2 lần là chi phí quá hơn cả tiền xăng dầu.
Các lái xe cho biết thêm, với khoảng cách giữa các trạm thu phí quá dày, trung bình khoảng hơn 20km/trạm, và theo thông tin thì hiện tại các trạm thu phí này đã có lời nhưng tỉnh Bình Phước vẫn cho tiếp tục thu phí và thời gian thu phí lên tới đến 25 năm là khó chấp nhận.
Trước đó, ngày 4/4/2019, tại buổi đối thoại của lãnh đạo UBND tỉnh Bình Phước cùng các Sở, Ngành của tỉnh, các công ty BOT trên địa bàn tỉnh Bình Phước với Hiệp hội vận tải tỉnh Bình Phước, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình phước nhiều ý kiến mong muốn tỉnh xem xét giảm bớt các trạm thu phí để giảm chi phí cho doanh nghiệp khi đầu tư vào tỉnh.
Sau đó, nhiều doanh nghiệp cũng như người dân và các tài xế cũng bức xúc kêu cứu vì tình trạng các trạm thu phí BOT đặt ra quá dày trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Việc có quá nhiều trạm thu phí không chỉ đặt lên gánh nặng chi phí của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sự đi lại của người dân.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng trạm thu phí quá dày khiến cho chi phí thành gánh nặng, khó cạnh tranh với các địa phương khác, nhất là nông sản.
Liên quan đến vấn đề trên, theo báo cáo của Sở GTVT tỉnh Bình Phước, hiện đơn vị này có 5 dự án BOT, trong đó có 4 dự án đầu tư, nâng cấp, mở rộng trên các tuyến đường hiện hữu do địa phương quản lý và một dự án BOT QL14 (đoạn qua cầu 38 đến TP Đồng Xoài) do Bộ GTVT quản lý. Tổng cộng có 7 trạm thu phí của năm dự án này. Số trạm sẽ tăng lên 9 trạm khi dự án BOT tuyến Đồng Phú - Bình Dương hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 2020.
Ngày 07/5/2018, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số: 4139/VPCP-CN về việc tình hình thực hiện các dự án BOT trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Theo đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu: UBND tỉnh Bình Phước rà soát toàn bộ các dự án giao thông đầu tư theo hình thức BOT thuộc thẩm quyền phê duyệt để điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo các Nghị quyết 35/NQ –CP ngày 16/5/2016/ (hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp). Đồng thời, Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBND tỉnh Bình Phước để thống nhất phương án giải quyết đối với dự án BOT đường Đồng Phú – Bình Dương và báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền. Trước những chỉ đạo kịp thời của Văn phòng Chính phủ về vụ việc nêu trên, nhiều người dân và doanh doanh nghiệp đã hết sức phấn khởi vì những kiến nghị chính đáng của họ đã nhận được sự quan tâm một cách đúng lúc. Ngày 04/12/2018, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản trả lời cho Hiệp hội, đồng thời chuyển văn bản của Hiệp hội tới Bộ Giao thông vận tải và UBND tỉnh Bình Phước để xem xét và xử lý theo thẩm quyền theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bane 4139/VPCP-CN ngày 07/5/2018, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có cơ quan nào trả lời cho Hiệp hội theo chỉ đạo của Thủ tướng. Tuy nhiên, kể từ khi văn bản chỉ đạo của Thủ tướng, đơn kêu cứu của Hiệp hội DNNVV tỉnh Bình Phước vì bị trạm thu phí BOT bủa vây đã trôi qua gần 1 năm, thế nhưng ngày 4/4/2019, UBND tỉnh Bình Phước mới chính thức lên tiếng trả lời cho người dân và doanh nghiệp. Ngày 23/4/2019 tại văn bản số 3291/VPCP-CN, của Văn phòng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng ký, “yêu cầu UBND tỉnh Bình Phước báo cáo Thủ Tướng Chính phủ về vấn đề trạm thu phí BOT trên địa bàn tỉnh Bình Phước trước ngày 15/5/2019. |