Lạng Sơn: Xúc tiến kết nối tiêu thụ sản phẩm Thạch đen

Diendandoanhnghiep.vn Tỉnh Lạng Sơn kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc quan tâm, khảo sát đầu tư xây dựng nhà máy, phát triển vùng nguyên liệu thạch đen theo chuỗi khép kín để nâng giá trị gia tăng sản phẩm.

Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Tiến Thiệu phát biểu tại Hội nghị trực tuyến xúc tiến kết nối tiêu thụ sản phẩm Thạch đen tỉnh Lạng Sơn năm 2021. (Ảnh: Quang Duy/TTXVN)

Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp với cây thạch đen hay còn gọi là cây Sương sáo, là loài cây bản địa được trồng từ rất lâu đời ở tỉnh Lạng Sơn, trong đó tập trung trên địa bàn các huyện Tràng Định, Bình Gia, Văn Lãng, với diện tích khoảng 2.000ha/năm,  những năm được giá nhân dân mở rộng diện tích lên đến 3.000ha.

Cùng với đó, với vị trí thuận lợi về địa lý, tỉnh Lạng Sơn là cầu nối quan trọng trên hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, được coi là cửa ngõ đầu mối xuất nhập khẩu lớn mặt hàng nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, Lạng Sơn đã hình thành và mở rộng vùng sản xuất chuyên canh cây thạch đen mang lại hiệu quả kinh tế, giúp bà con nông dân biên giới tăng thu nhập, vươn lên làm giàu. Cây thạch đen đã được UBND tỉnh đưa vào danh mục cây trồng chủ lực của tỉnh, chỉ đạo sản xuất thành hàng hóa vùng tập trung, tăng sản lượng cây trồng và tỉnh Lạng Sơn xác định phát triển cây thạch đen sẽ là xu hướng ưu tiên trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp thời gian tới.

Được biết, thời gian qua, tỉnh Lạng Sơn đã ban hành các chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, trong đó có cây thạch đen thuộc danh mục đặc biệt ưu đãi đầu tư. Lạng Sơn phấn đấu đến năm 2025 sẽ mở rộng diện tích lên khoảng 10 nghìn ha/năm, sản lượng 60.000 tấn và tiềm năng của tỉnh có khả năng mở rộng diện tích lên khoảng 30 nghìn ha/năm.

Thực tế, đến nay tỉnh chưa thu hút nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư và sản phẩm thạch vẫn là sơ chế ,đóng gói thô; thu hoạch, bảo quản còn thủ công, giá trị sản phẩm thấp; chưa đáp ứng các yêu cầu khắt khe trong xuất khẩu…

Theo đó, với mong muốn triển khai các nội dung Nghị định thư kiểm dịch được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và  Phát  triển  nông thôn và Tổng cục Hải quan Trung Quốc ký ngày  08/12/2020 về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với Thạch đen xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc đến các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh sản phẩm Thạch đen. Sáng nay (25/9), UBND tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị trực tuyến xúc tiến kết nối tiêu thụ sản phẩm Thạch đen tỉnh Lạng Sơn năm 2021.

Đây cũng là dịp để tỉnh Lạng Sơn đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá, kết nối tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm Thạch đen tỉnh Lạng Sơn tới các thị trường trong nước và xuất khẩu; tạo cơ hội cho cơ quan quản lý, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, cũng như các địa phương trong và ngoài nước trao đổi, tiếp cận thị trường, tìm kiếm đối tác hợp tác phát triển vùng nguyên liệu sản phẩm Thạch đen.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn ông Hồ Tiến Thiệu, Hội nghị trực tuyến xúc tiến kết nối tiêu thụ sản phẩm Thạch đen tỉnh Lạng Sơn năm 2021 sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp của Việt Nam - Trung Quốc nêu kiến nghị với các cơ quan chức năng hai bên những khó khăn vướng mắc cần giải quyết tháo gỡ trong hoạt động xuất, nhập khẩu sản phẩm thạch đen để kịp thời giải quyết, tháo gỡ góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của hai nước phát triển.

“Tỉnh Lạng Sơn mong muốn sẽ nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc đến khảo sát đầu tư xây dựng nhà máy, phát triển vùng nguyên liệu thạch đen theo chuỗi khép kín để nâng giá trị gia tăng sản phẩm. Tỉnh cam kết thực hiện nhất quán quan điểm luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, hỗ trợ tố đa, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn”, Chủ tịch Hồ Tiến Thiệu nhấn mạnh.

Lãnh đạo Bộ thăm xưởng sản xuất thạch đen của Công ty Đức Quý

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thăm xưởng sản xuất thạch đen của Công ty Đức Quý (Tràng Định, Lạng Sơn)

Hội nghị trực tuyến ngày 25/9 được tổ chức tại 6 điểm cầu, tại tỉnh Lạng Sơn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương; Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh - Quảng Tây - Trung Quốc và điểm cầu tại Quảng Tây - Trung Quốc.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến, Hội nghị là cơ hội lớn để xúc tiến, quảng bá, xuất khẩu sản phẩm của cây thạch đen trong thời gian tới. Các địa phương trồng thạch đen trong đó có tỉnh Lạng Sơn cần tiếp tục tổ chức sản xuất, trồng có hiệu quả; chú ý đến việc quy hoạch diên tích, tăng cường truy xuất nguồn gốc, giám sát mã số vùng trồng, đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu; đẩy mạnh nghiên cứu bảo quản thạch. Trong đó, cần khuyến khích phát triển chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm thạch đen hàng hóa.

Về phía Sở Thương mại Quảng Tây, ông Điêu Vệ Hồng - Phó Giám đốc Sở bày tỏ sự tin tưởng hợp tác thương mại giữa Quảng Tây và tỉnh Lạng Sơn sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Theo đó, Sở này sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp đang thực hiện sản xuất và tiêu thụ thạch đen để tăng thêm sản lượng và giới thiệu nhiều doanh nghiệp tham gia thúc đẩy hợp tác thương mại sản xuất, tiêu thụ.

Nhân dịp này, lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn đã đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương Việt Nam hỗ trợ tỉnh phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thạch đen trong nước. Trong đó, đưa sản phẩm thạch chế biến vào phân khúc chuỗi nhà hàng, siêu thị cấp cao; hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đồ uống, nước giải khát, chế biến dược liệu có uy tín, kinh nghiệm về chế biến đến Lạng Sơn khảo sát đầu tư nhà máy chế biến sâu sản phẩm thạch đen.

Đồng thời, đề nghị Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam; Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh - Quảng Tây - Trung Quốc giúp tỉnh Lạng Sơn kết nối với các doanh nghiệp của Trung Quốc đến thăm quan, khảo sát, đầu tư phát triển sản xuất chế biến sản phẩm thạch đen của tỉnh.

Đến nay, vùng trồng cây Thạch đen tỉnh Lạng Sơn được mở rộng lên 3.000 ha, tăng 37% so với năm 2020, sản lượng đạt 16.000 tấn. Tổng lượng sản phẩm Thạch đen xuất khẩu thô sang các thị trường lớn như: Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, chiếm khoảng 70% tổng sản lượng toàn tỉnh. Trong đó riêng thị trường Trung Quốc 8 tháng đầu năm 2021 đạt trên 1.200 tấn với tổng kim ngạch đạt khoảng 2 triệu USD (tăng gấp 3 lần so với năm 2020).

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lạng Sơn: Xúc tiến kết nối tiêu thụ sản phẩm Thạch đen tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713586317 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713586317 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10