Lào Cai "khơi dòng" công nghệ cao

HOÀNG OANH 05/11/2023 11:23

Với việc ưu tiên thu hút đầu tư vào chế biến sâu khoáng sản và khai thác tiềm năng thủy điện hợp lý, ngành công nghiệp Lào Cai đã góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

 Kỹ sư, công nhân Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai kiểm tra chất lượng sản phẩm đồng sau luyện.

Kỹ sư, công nhân Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai kiểm tra chất lượng sản phẩm đồng sau luyện.

Lào Cai là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp gắn với khai khoáng. Với 35 loại khoáng sản, trên 150 mỏ, điểm mỏ có giá trị, trong đó nhiều loại chất lượng cao, trữ lượng lớn như quặng apatit, đồng, sắt, vàng, đất hiếm, graphít, fenpat... các loại khoáng sản giữ vai trò chiến lược trong chuỗi sản xuất toàn quốc…

Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản hình thành phát triển lâu đời đã tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp khai khoáng, luyện kim và sản xuât phân bón, hóa chất. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, là lĩnh vực quan trọng đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Ông Hoàng Chí Hiền, Giám đốc Sở Công Thương cho biết: Để phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và bền vững, trong những năm qua, tỉnh chỉ đạo lựa chọn các nhà đầu tư có năng lực tài chính và dự án áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến, sản xuất sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, thế giới, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, thân thiện với môi trường. Đã có những doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại, hiệu quả sản xuất cao, như: Dự án mở rộng, nâng công suất Nhà máy Luyện đồng Lào Cai; Dự án Nhà máy Tuyển đồng Tả Phời; Dự án Nhà máy Tuyển đồng số 2 thuộc Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền; Tổ hợp chế biến sâu quặng apatit tại KCN Tằng Loỏng của Tập đoàn Hóa chất Đức Giang…

Nhiều dự án lớn chế biến sâu tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao như: Nhà máy tuyển quặng Apatit Nhạc Sơn; Nhà máy Gang thép Lào Cai công suất 500 nghìn tấn/năm; các nhà máy phốt pho vàng; Nhà máy DAP số 2; Tổ hợp hóa chất Đức Giang; Tuyển đồng Tả Phời; Luyện đồng Bản Qua; Phân lân nung chảy, axitphotphoric và các muối phốt phát; phốt pho đỏ; phân bón NPK... đã hoàn thành đi vào hoạt động. Tính đến nay, Lào Cai có 72 dự án thủy điện đã hoàn thành, phát điện với tổng công suất lắp máy 1.138,85MW, hoạt động phát điện ổn định, an toàn.

Theo Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, công nghiệp Lào Cai phát triển theo hướng gia công, chế biến sâu, mở rộng vị thế, vai trò của tỉnh trong chuỗi sản xuất công nghiệp của cả nước. Mở rộng, phát triển nhóm ngành công nghiệp sau luyện kim, hóa chất, phân bón theo chiều sâu gắn với khai thác các loại khoáng sản có trữ lượng lớn như apatit, đồng, sắt, đất hiếm. Ưu tiên phát triển công nghiệp gia công, chế tạo sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường; phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản gắn với phát triển vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ... Lào Cai cũng tập trung thu hút đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp hiện đại như dược sinh học, điện tử, công nghệ thông tin… trên cơ sở tận dụng cơ hội từ cuộc CMCN 4.0.

Có thể bạn quan tâm

  • Toyota Lào Cai và hành trình chinh phục khách hàng vùng cao

    Toyota Lào Cai và hành trình chinh phục khách hàng vùng cao

    11:00, 30/09/2023

  • Lào Cai: Quy hoạch dọc sông Hồng kết nối đô thị thành phố Lào Cai với Phố Lu

    Lào Cai: Quy hoạch dọc sông Hồng kết nối đô thị thành phố Lào Cai với Phố Lu

    17:26, 23/02/2023

  • Lào Cai tạo niềm tin cho doanh nghiệp

    Lào Cai tạo niềm tin cho doanh nghiệp

    20:30, 20/12/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Lào Cai "khơi dòng" công nghệ cao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO