Lao động Việt Nam tại Nhật (Kỳ 1): Cơm người khổ lắm ai ơi...

Diendandoanhnghiep.vn “Cơm cha cơm mẹ đã từng, con đi làm mướn kiếm lưng cơm người. Cơm người khổ lắm, ai ơi! Chẳng như cơm mẹ vừa ngồi vừa ăn”.

Mới đây, thông tin 216 sinh viên các ngành của ĐH Đông Á đã được tiếp nhận làm việc 1 năm tại Nhật. Mừng cho các em đã có bước xuất phát tốt tại một đất nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới. Tương lai nếu tu nghiệp tốt, đây sẽ là những kỹ sư chất lượng cao của Việt Nam trong mai sau. Nhưng cuộc sống nơi đất khách quê người liệu có hoàn toàn là màu hồng với những tu nghiệp sinh trẻ tuổi này?

Lễ ký kết hợp tác trực tuyến giữa Tập đoàn Azalee, Nhật và ĐH Đông Á.

Lễ ký kết hợp tác trực tuyến giữa Tập đoàn Azalee, Nhật và ĐH Đông Á.

Có một thực tế rằng, trong những năm gần đây, tu nghiệp sinh và xuất khẩu lao động tại các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc đang rất được ưa chuộng, rất nhiều các công ty, tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc tuyển dụng người lao động Việt Nam đi tu nghiệp tại đất nước của họ.

Người viết có một anh bạn, anh Phạm Tuấn - một người có hơn 20 năm công tác tại nhiều vị trí ở TP Hải Phòng. Anh đã từng có thời gian 5 năm sống và làm việc tại Nhật. Những chia sẻ của anh về nỗi vất vả anh đã từng trải nghiệm nơi đất nước Mặt trời mọc có thể cho chúng ta một cái nhìn thực tế hơn về cuộc sống của những tu nghiệp sinh.

“Nếu bạn là khách du lịch đến với đất nước Nhật Bản, bạn sẽ cảm nhận một nước Nhật thật văn minh, lịch thiệp và mến khách. Nhưng nếu ở lại và lao động kiếm tiền cạnh tranh trực tiếp với người bản địa, bạn ngay lập tức trở thành công dân hạng hai, thành thân phận của người ngụ cư. Chưa kể do quá trình sinh sống ở Nhật Bản nhiều người đã làm xấu xí đi hình ảnh của người Việt, giờ đây sự thiện cảm của người Nhật đối với người Việt ngày càng ít đi, thay vào đó là sự ngờ vực, coi thường”, anh Tuấn chia sẻ.

Anh cũng cho rằng, tu nghiệp sinh là một hình thức thực tập kỹ năng, nơi mà các nghiệp đoàn lao động ở Nhật Bản muốn giúp đỡ những người trẻ tuổi của các nước chậm phát triển như Việt Nam, đến Nhật học hỏi các kỹ năng làm việc tiên tiến trong các nhà máy hiện đại để sau này về phục vụ đất nước, hoặc làm việc tại những nhà máy, công ty của Nhật Bản tại Việt Nam.

Trên thực tế, những tu nghiệp sinh sang Nhật Bản theo một hợp đồng ký với nghiệp đoàn tuyển dụng.

Trên thực tế, những tu nghiệp sinh sang Nhật Bản theo một hợp đồng ký với nghiệp đoàn tuyển dụng.

Thế nhưng, trên thực tế, tu nghiệp sinh chỉ là một thủ thuật “lách luật” để các công ty khai thác lao động (các nghiệp đoàn) trả lương người lao động ở mức lương tối thiểu theo luật pháp của Nhật, là cái cách mà họ tận dụng nguồn nhân công rẻ mạt từ nước ngoài.

Theo anh, thời gian đầu, sự khác biệt về ngôn ngữ, phong tục tập quán, thói quen, lối sống… là thời điểm cực kỳ khó khăn cho những người mới. Đó chính là một trong những rào cản lớn nhất trong việc hòa nhập với môi trường và cuộc sống của người lao động Việt Nam khi đi làm việc tại Nhật Bản.

Bên cạnh đó, văn hóa đặc trưng của người Nhật đề cao sự chính xác, nguyên tắc và kỷ luật, nhất là trong công việc, người Nhật đòi hỏi người lao động làm việc với cường độ cao, kỷ luật lao động chặt chẽ, tác phong khẩn trương, giờ nào việc đó nên gần như là không có nhiều thời gian chết trong quá trình làm việc. Điều này cũng khiến những lao động người Việt Nam rất khó thích nghi trong thời gian mới sang. Nhiều người không thể chịu được áp lực công việc và dẫn đến bỏ việc.

Không những vậy, hầu hết những người lao động làm việc tại Nhật cũng đã từng tiếp xúc hoặc được rủ rê bỏ trốn ra làm ngoài sẽ có mức thu nhập cao hơn rất nhiều… Nhưng những vụ tai nạn, mất tích, những rủi ro trong quá trình lao động, kiệt quệ sức khỏe, khiến nhiều người rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”.

Trên thực tế, những tu nghiệp sinh sang Nhật Bản theo một hợp đồng ký với nghiệp đoàn tuyển dụng. Và nếu bạn trốn khỏi nhà máy nơi nghiệp đoàn bố trí công việc cho mình, thì có nghĩa là bạn đã vi phạm hợp đồng và trở thành người sống bất hợp pháp tại Nhật. Khó khăn lớn nhất khi trốn ra ngoài và trở thành người sống bất hợp pháp là bạn sẽ không thể tự thuê nhà, không thể tự đi xin việc. Điều này có thể khiến tu nghiệp sinh bị trục xuất về nước và không thể quay trở lại nước Nhật.

Tại Nhật, những người Việt bỏ trốn khỏi Nghiệp đoàn đi tìm việc khác, thường sẽ có một mối quan hệ nào đó để được giới thiệu tới công ty môi giới việc làm, thường gọi là Sokai. Sokai sẽ kiếm việc, lo chỗ ở cho bạn và họ “cắt phế” 200 yên/1 giờ lao động của bạn. Thực chất, các công ty môi giới này đều là của các "trùm băng đảng" Yakuza (Mafia) lập nên.

Anh nói tiếp: “Tu nghiệp sinh Việt Nam hiện nay chính là xuất khẩu sức lao động. Với một khóa học tiếng Nhật “nhếu nháo”, đủ để nghe hiểu mấy giao tiếp cơ bản. Rồi khi sang đó không phải ai cũng nhận được những công việc tốt, nào là phân loại cá, hải sản trong xưởng lạnh, nào là vệ sinh cống rãnh, chạy phụ bếp, phụ bàn trong nhà hàng… thời gian học không còn mấy mà chỉ mải làm thêm. Bố mẹ ở nhà tự hào vì có con đi Nhật nhưng biết đâu những dòng mồ hôi nước mắt đang chảy sau ánh hào quang tu nghiệp sinh”.

Những đồng tiền đẫm mồ hôi và nước mắt của các tu nghiệp sinh Nhật Bản.

Những đồng tiền đẫm mồ hôi và nước mắt của các tu nghiệp sinh Nhật Bản.

Cũng theo anh Tuấn, tùy vào các công việc khác nhau, người lao động xuất khẩu tại Nhật Bản sẽ được hưởng những mức thu nhập tương ứng. Mặt bằng chung về mức lương khi làm việc tại Nhật Bản dao động từ 28 đến 35 triệu/tháng. Trung bình sau 3 năm, người lao động tại Nhật Bản trừ những mức chi phí ban đầu và chi phí sinh hoạt sẽ tiết kiệm được từ 500 – 800 triệu.

Đó là mức lương của các lao động xuất khẩu toàn thời gian tại Nhật Bản. Nhưng với một tu nghiệp sinh, theo luật lao động của Nhật Bản, chỉ có thể làm thêm khoảng 28h mỗi tuần, tương đương với 4h một ngày. Điều này có thể là một khó khăn rất lớn với họ để có thể trang trải mức sinh hoạt đắt đỏ nơi đây.

Mặc dù trong số các thị trường xuất khẩu lao động thì Nhật Bản được đánh giá có mức thu nhập cao. Nhưng Nhật Bản lại là một trong những nước có mức sống đắt đỏ nhất hành tinh. Với những du học sinh hay tu nghiệp sinh không có cách quản lý tiền bạc và chi tiêu một cách hợp lý, mọi thứ sẽ trở nên thật khó khăn. Nhiều người có thể làm việc đến hết thời gian hợp đồng nhưng sẽ chẳng còn bao nhiêu tiền để làm vốn khi về nước.

“Con đường tu nghiệp sinh hay xuất khẩu lao động tại Nhật Bản sẽ không phải là con đường được “trải bước trên hoa hồng” mà chắc chắn “thấm đau vì những mũi gai”. Những vất vả, khó khăn, nhọc nhằn sẽ luôn hiện hữu, nhưng cũng chính vì điều đó có thể sẽ giúp các tu nghiệp sinh trưởng thành và bản lĩnh hơn. Thành công hay thất bại chính là nằm ở ý chí mỗi người”, anh Tuấn chia sẻ.

Còn tiếp...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lao động Việt Nam tại Nhật (Kỳ 1): Cơm người khổ lắm ai ơi... tại chuyên mục Quản trị của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714103169 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714103169 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10