Lao động Việt Nam tại Nhật (Kỳ 2): Đồng tiền mặn chát nước mắt

Diendandoanhnghiep.vn Để có thể tới Nhật, các thực tập sinh cũng chịu không ít khó khăn, tốn không ít chi phí để hiện thực hóa giấc mơ thoát nghèo nơi xứ người.

Tại Thông tư liên tịch số 16/2007/TTLT-BLDTB&XH-BTC của Bộ Lao động thương binh và xã hội và Bộ Tài Chính, quy định mới nhất về thu phí xuất khẩu lao động Nhật Bản quy định, các công ty dịch vụ xuất khẩu lao động chỉ được thu tối đa 1 tháng tiền lương căn bản cho phí môi giới và 1 tháng cho dịch vụ (mỗi năm làm việc). Tiền lương để tính phí không bao gồm tiền thưởng, phụ cấp, tiền làm thêm giờ.

Nếu như bạn đi theo diện tu nghiệp sinh, thì chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản thông thường bạn phải đóng tiền thế chấp tài sản và tiền đặt cọc cho công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản. Việc này để hạn chế việc tu nghiệp sinh qua Nhật sau đó bỏ trốn khi gần hết hợp đồng. Mức đặt cọc thông thường rơi vào khoảng 1000-3500$( tùy đơn hàng ), thế chấp bằng tài sản có giá trị tối thiểu 100 triệu đồng hoặc bằng giấy tờ nhà. Sau khi kết thúc hợp đồng trở về nước bạn sẽ được hoàn trả các khoản tiền này.

Tuy nhiên, con đường từ ước mơ đổi đời đến khi đặt chân sang được nước bạn là một con đường dài và tốn rất nhiều chi phí.

Xuất khẩu lao động là ước mơ của không ít bạn trẻ.

Tuy nhiên, con đường từ ước mơ đổi đời đến khi đặt chân sang được nước bạn là một con đường dài và tốn rất nhiều chi phí.

Theo chia sẻ của anh Nguyễn Văn Nam, cán bộ tuyển dụng tại một công ty chuyên Xuất khẩu lao động Nhật Bản cho biết, khi bắt đầu, thực tập sinh trước khi xuất khẩu lao động sang Nhật nào cũng phải khai form gồm các thông tin cơ bản về bản thân, học vấn, công việc mong muốn khi sang Nhật. Thời gian đầu thực tập sinh phải đi khám sức khoẻ và sau đó về sẽ cho kiểm tra đơn hàng, tiếp đến mới là chọn và thi đơn hàng phù hợp. Trước khi thi đơn hàng thực tập sinh sẽ phải tới cơ sở đào tạo học viên học tiếng Nhật trong vòng mấy ngày để có thể giới thiệu về bản thân bằng tiếng Nhật cho người Nhật hiểu.

Quá trình nghồi nghe tư vấn, hỏi về mức phí một học viên phải đóng nộp cho Công ty để có thể XKLĐ sang Nhật được thì đươck anh Hướng thông tin: “Tiền học 800 USD. Tiền cọc 10 triệu đồng, nếu trúng tuyển khi đó số tiền sẽ được chuyển xuống tiền ăn trong quá trình học. Tổng tất cả chỉ phí khoảng 4.000 - 7.000 USD tùy đơn hàng. Số tiền này sẽ được đóng vào 2 đợt.

Đợt 1 là là khi học viên đã đậu đơn hàng sẽ phải đóng khoảng một nửa. Đợt tiếp phải đóng nốt số tiền còn lại là trước khi học viên có tư cách lưu trú để bay với số tiền còn lại".

Theo lời tư vấn, giới thiệu của nhân viên Công ty, sau khi trúng tuyến, tùy vào từng đơn hàng mà ứng viên sẽ có thời gian học từ 4 - 6 tháng. Khoảng thời gian học tiếng như vậy thì học viên mới có đủ kiến thức nói, viết cơ bản về tiếng Nhật mới có thể thuận lợi khi qua bên đó được.

Đa phần thực tập sinh đến với các công ty xuất khẩu lao động đều đến từ những vùng quê nghèo. KInh tế khó khăn nên ước mơ được đổi đời nơi xứ người càng mãnh liệt.

Nguyễn Thị Hoa, một thực tập sinh vừa trúng tuyển đơn hàng nông nghiệp tại một công ty trên đường Nguyễn Cơ Thạch (Mỹ Đình, Hà Nội) cho biết, cô gốc Nghệ An, học xong cao đẳng nghề nhưng không kiếm được việc làm nên mới có ý định đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. 

Để lo được số tiền không nhỏ từ khi đăng kí tới khi sang được Nhật Bản, Hoa cho biết gia đình cô cùng với số vốn bố mẹ tích cóp được vẫn phải đi vay mượn thêm từ họ hàng và vay vốn ngân hàng. 

"Thời gian từ khi bắt đầu đến khi bay được, ai may mắn thì khoảng 6 tháng nhưng có người phải mất 1 năm vì thi 1 vài lần mới đỗ đơn hàng. Với đơn hàng nông nghiệp tại tỉnh Tochigi, em cũng phải thi lần thứ 2 mới đậu, và dự kiến tháng 11/2021 mới bay được do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19", Hoa nói.

Với đơn hàng nông nghiệp, mức lương hứa hẹn tại Nhật Bản là từ 28 đến 32 triệu đồng, nhưng đôi khi sang tới nơi, công việc ít, không có làm thêm giờ thì thu nhập của các thực tập sinh cũng vô cùng bấp bênh. Trong khi đó, chi phí sinh hoạt đắt đỏ khiến ai cũng phải tằn tiện mới có thể đủ lo cho cuộc sống và tích cóp tiền gửi về quê hương cho gia đình trả nợ số tiền vay trước khi đi. 

Thời gian từ khi bắt đầu đến khi bay được, ai may mắn thì khoảng 6 tháng nhưng có người phải mất 1 năm

Thời gian từ khi bắt đầu đến khi sang Nhật mất từ 6 tháng tới 1 năm.

Anh Nguyễn Tiến Mạnh, một thực tập sinh vừa kết thúc 3 năm lao động tại Nhật Bản cho biết: "Tước khi đi, anh được các công ty xuất khẩu lao động tô hồng rằng bên Nhật lương cơ bản thấp nhưng làm thêm nhiều nên thu nhập rất cao, tháng có thể trên 50 - 60 triệu đồng. Tôi nghe thế thì mới vay mượn gia đình nội ngoại để xuất ngoại. Với mức lương ấy, tôi tính sau 3 năm, mình về nhà vừa trả được nợ, vừa có ít vốn liếng để có cái mà đầu tư làm ăn. Khi sang Nhật, tôi mới biết tỉnh Miyazaki có mức lương tối thiểu giờ gần như thấp nhất của Nhật, bình quân chỉ có hơn 700 yên/giờ. Một tháng chỉ làm việc trung bình được 21 ngày, mỗi ngày làm 8 giờ. Vậy lương cơ bản mỗi tháng cũng chỉ gần 120.000 yên, tức là khoảng 24 triệu đồng. Tháng nào xưởng có nhiều việc, làm thêm giờ thì được tính thêm nhưng không đáng kể, số tiền làm thêm giờ cũng chỉ được khoảng 35.000 yên, tức khoảng 7 triệu đồng. Cũng có tháng tôi làm thêm nhiều hơn thì được 35 triệu đồng nhưng trừ tiền ăn ở, đi lại, sinh hoạt thì chẳng còn bao nhiêu".

Anh Mạnh cũng cho hay, không ít bạn trẻ là người Việt ảo tưởng về việc đi ra nước ngoài làm việc, các bạn nghĩ kiếm tiền dễ dàng, có rất nhiều tiền gửi về cho bố mẹ và chẳng mấy chốc đổi đời. Nhiều bạn nhìn sang những nhà hàng xóm, láng giềng của mình và thấy họ rất giàu có sau khi con em họ đi xuất khẩu lao động, và tìm mọi cách để đi. Thế nhưng, sang đến nơi thì vỡ mộng, bởi phải làm thuê vất vả, lao động chân tay, dọn dẹp, bưng vác nặng, chủ nói gì thì phải làm, kể cả những công việc hiểm nguy nhất, bẩn thỉu nhất.

Thực tế, trong những năm gần đây, thị trường Nhật Bản đang trở thành thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm của Việt Nam. Thiếu hụt lao động khiến đất nước mặt trời mọc cần nhiều nhân công nước ngoài là nguyên nhân chính khiến Nhật trở thành thị trường xuất khẩu lao động mà nhiều lao động Việt Nam mong muốn được sang làm việc tại đây. Tuy nhiên, kiếm đồng tiền ở xứ người cũng không dễ dàng. Đồng tiền đó đôi khi còn phải đánh đổi cả bằng máu, nước mắt và càng mặn chát hơn khi mà hiện nay, xuất khẩu lao động sang Nhật vẫn chủ yếu là những người dân nghèo ở các vùng nông thôn, cố gắng thế chấp nhà cửa hay vay mượn để "xuất ngoại", mơ sớm có cơ hội đổi đời khi làm việc ở xứ người.

Tuy nhiên, để có được thu nhập cao, lao động Việt Nam cũng cần trang bị kỹ năng, tính khoa học, tính kỷ luật và tâm thế đương đầu khó khăn khi làm việc tại Nhật Bản.

Còn tiếp...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lao động Việt Nam tại Nhật (Kỳ 2): Đồng tiền mặn chát nước mắt tại chuyên mục Quản trị của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714091903 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714091903 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10