Doanh nhân trẻ Lê Hoàng Uyên Vy: Tuổi trẻ càng sai nhiều thì sau này sẽ có cơ hội làm đúng

Diendandoanhnghiep.vn Nổi tiếng trong giới doanh nhân trẻ Việt Nam bởi khả năng kinh doanh đầy bản lĩnh nhưng con đường thành công của Lê Hoàng Uyên Vy không phải lúc nào cũng trải hoa hồng.

Lê Hoàng Uyên Vy là một startup trẻ được biết đến nhiều nhất khi là CEO sàn thương mại điện tử Adayroi.com của Tập đoàn Vingroup trước đây. Chị cũng từng vinh dự được Forbes bình chọn là 1 trong 30 gương mặt trẻ dưới 30 tuổi nổi bật tại châu Á.  Hiện, Lê Hoàng Uyên Vy - CEO quỹ đầu tư Do Ventures.

"Máu" kinh doanh từ nhỏ

Quay trở lại năm 1994, khi ấy Uyên Vy mới chỉ là cô bé 7 tuổi, đang học lớp 2 tại một trường tiểu học của TP. Hồ Chí Minh. Năm đó, có một ảo thuật gia người Ấn Độ đến trường biểu diễn và chào bán một cuốn sách ảo thuật.

“Đối với trẻ con, lần đầu được xem trình diễn, ai cũng muốn mua sách vì nghĩ rằng đọc xong cũng sẽ biết làm ảo thuật. Nhưng vấn đề là cuốn sách có giá 5.000 đồng trong khi hằng ngày đi học, các bố mẹ chỉ cho trung bình 2.000 đồng/ngày”, bà Uyên Vy hồi tưởng lại.

Ngay lập tức, cô học trò nhỏ mượn cuốn sách, đếm số trang và tính toán ra rằng nếu photo thì chỉ mất 200 đồng/cuốn. Như vậy, nếu bán cuốn sách photocopy với giá dưới 2.000 đồng, chẳng hạn như 1.200 đồng thì đã lời 1.000 đồng/cuốn và chỉ cần bán 5 cuốn sẽ hòa vốn.

Nghĩ là làm, Uyên Vy lập tức mua 1 cuốn sách gốc rồi đi photocopy và chào mời các bạn trong lớp. Kết quả là, cô bé bán được 20 cuốn, mang về doanh thu 24.000 đồng. Sau khi trừ đi chi phí photo và phí mua sách gốc, Uyên Vy vẫn bỏ túi được 15.000 đồng. Vậy là trải nghiệm kinh doanh lần đầu tiên của cô bé diễn ra suôn sẻ.

Đến năm 1998, Vy bắt đầu được dùng máy tính, tiếp cận với internet và phần mềm chat mIRC. Trò chuyện trong các nhóm chat, Vy thấy một người nước ngoài khoe website cá nhân có tên miền là tên của chính mình. Say mê và ấn tượng với điều đó, cô bé 11 tuổi quyết định mình cũng phải có một website mang tên Uyên Vy.

Mò mẫm một thời gian, Vy đã xây dựng được website theo ý muốn. Không lâu sau đó, cô gái bất ngờ và ngạc nhiên khi thấy FPT quảng cáo dịch vụ thiết kế website với giá lên tới 14 triệu đồng cho 10 trang, hoàn thành trong 2 tháng.

“Tôi nghĩ trong đầu rằng mình cũng biết làm website, dù không chuyên nghiệp nhưng cứ nghĩ là làm, không biết sợ điều gì. Tôi thay đổi 2 ý, cũng là một trang web 10 trang nhưng giá chỉ 4 triệu, hoàn thành trong 1 tuần".

Sau thời gian đầu khó khăn, công việc “làm ăn” của cô học sinh lớp 11 tiến triển và thậm chí được báo chí đưa tin. Tuy nhiên, ngay sau đó trang web gặp sự cố, Vy rơi vào khủng hoảng và lo sợ vì khách hàng khiếu nại liên tục. Sau hơn 1 tuần, cô khôi phục lại được website và dịch vụ của mình.

Sau đó, Uyên Vy có thời gian du học tại Mỹ và tiếp tục xông pha, bán hàng và kiếm lời trên sàn TMĐT eBay.

2 năm kinh doanh trên eBay đem lại nhiều kinh nghiệm về dịch vụ khách hàng, thương lượng với nhà cung cấp, cũng như thu về gần 100.000 USD (khoảng 2 tỷ đồng) vốn tích lũy khởi nghiệp sau này.

Sau khi về Việt Nam, năm 2009 Uyên Vy sáng lập nên chuỗi nhà hàng thức ăn đường phố có tên Aiya! Thế giới ăn vặt.

Quyết định khởi nghiệp này được Uyên Vy tự đánh giá là khá nguy hiểm bởi thời điểm này cô chưa đủ số vốn kinh nghiệm nhất định để làm, cũng như gặp hạn chế về vốn. Hai lý do chính khiến cô thực hiện là đam mê kinh doanh và thời cơ.

"Cơ hội rất dễ mất đi. Một ý tưởng mình cho là hay sẽ không bao giờ chờ mình mãi", Uyên Vy cho biết. Một trong những khó khăn lớn nhất khi Vy mở Aiya! là quản lý nhân sự trong thời gian đầu do chưa có kinh nghiệm.

Ngoài ra mô hình nhỏ khiến cô gặp bất lợi khi xây dựng các chế độ đãi ngộ để cạnh tranh với các nhà hàng lớn. Sau hai năm đầu tiên, dự án này đi vào quỹ đạo ổn định và mở rộng ra được 4 địa điểm với hơn 80 nhân viên.

Cùng thời điểm khởi nghiệp với Aiya!, Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) triển khai dự án thương mại điện tử. Uyên Vy gia nhập dự án này và đặt tên công ty là Chọn.

Chon.vn và những giai đoạn “siêu vật vã”

Chon.vn từng sống tốt với mô hình trung tâm thời trang online, cung cấp dịch vụ xây dựng e-store cho nhiều thương hiệu chính hãng. Nữ Founder tự nhận mình "máu kiếm tiền", đã nhìn ra cơ hội kinh doanh vào năm 2010 khi các nhãn hàng, kể cả những nhãn hàng ngàn tỷ, có thương hiệu, làm website khá sơ sài, không cập nhật sản phẩm lên online…

Chon.vn đang thu được lượng tiền mặt đều đặn, giờ phải chuyển đổi mô hình. Cách chơi của đối thủ mới khiến khách hàng không còn sẵn lòng trả tiền cho phương pháp kinh doanh cũ. Chon.vn buộc phải áp dụng mô hình bán sản phẩm – thu chiết khấu thay vì chỉ cung cấp các trang mang tính giới thiệu sản phẩm như trước kia. Để bán sản phẩm qua kênh online thì đến giờ khi đủ dày dạn nhìn lại, Vy mới thừa nhận là rất khó, từ việc thu hút khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi cho đến kiểm soát tỉ lệ hoàn/trả hàng…

"Năm 2012, chúng tôi phải đổi mô hình. Lúc đó, tôi phải đi học vì không biết gì hết, đến cả việc ship hàng cũng phải học", Vy nhớ lại giai đoạn cô gọi là "siêu vật vã" của Chon.vn.

Nỗ lực của cả team cũng giúp Chon.vn bán được , nhưng chỉ là số lẻ của đối thủ vì không đủ nguồn lực chạy marketing. Không thể tự nuôi được như trước, Founder quyết định tính đến chuyện gọi vốn.

Mùa đông năm 2012, quá trình mua lại trung tâm thời trang online Chon.vn của nhà sáng lập Lê Hoàng Uyên Vy đã đến giai đoạn thẩm định. Câu chuyện đang rôm rả về thị trường bỗng tắt hẳn khi nhà đầu tư nhìn vào lượng tiền mặt của Chon.vn.

Lê Hoàng Uyên Vy trong cuộc gặp gỡ với cựu Tổng thống Mỹ Obama

Lê Hoàng Uyên Vy trong cuộc gặp gỡ với cựu Tổng thống Mỹ Obama.

"Đó là một nhà đầu tư chiến lược đang sở hữu hệ thống người dùng rất lớn. Họ muốn xây dựng mảng thương mại điện tử để tận dụng hệ sinh thái khách hàng sẵn có, nhằm tối ưu hóa nguồn doanh thu cho công ty. Nhưng sau khi thẩm định, nhà đầu tư nhận thấy lượng tiền mặt trong công ty không còn nhiều và đánh giá khả năng tồn tại của startup là không cao", Vy chia sẻ.

"Tôi rất nhớ chuyện ấy. Ban đầu, quá trình thẩm định diễn ra tích cực cho tới khi anh ấy nhìn vào lượng tiền mặt của công ty thì tình hình không được khả quan như trước nữa", Vy nhớ lại.

"Sau khi nghiên cứu ròng rã nhiều tháng trời, công ty ấy quyết định không tiếp tục thực hiện thương vụ. Tuy có thất vọng nhưng mình tuyệt đối không thể bỏ cuộc, vẫn phải tìm cách xoay sở để duy trì hoạt động công ty", Vy tự nhủ.

Không còn tiền mặt, CEO làm đủ thứ việc để nuôi được công ty. Làm event, mối quen nào tổ chức khai trương gian hàng mới Vy cũng thầu. Rồi lại chạy truyền thông. Thiết kế thương hiệu. Thầu branding xong họ muốn xây cửa hàng Vy cũng nhận thuê rồi xây dựng cửa hàng luôn.

"Lần đầu tiên không biết làm nghề, nhưng tôi nhận hết. Gì cũng làm. Tôi đã trải qua nhiều thất bại nhưng đó không phải lí do để mình bỏ cuộc. Làm nghề nào xong hiểu nghề đó, để sau này làm tốt hơn", Vy kể.

Năm 2014, "Chọn.vn" của Uyên Vy sáp nhập vào Adayroi của Vingroup . Đồng thời, cô cũng được chiêu mộ làm CEO Adayroi khi mới 27 tuổi. Tuy nhiên, không lâu sau đó, Lê Hoàng Uyên Vy bất ngờ thoái vốn khỏi Adayroi.com. 31 tuổi, chị bắt đầu làm việc cho quỹ đầu tư chuyên nghiệp ESP Capital.

“Phụ nữ thường ít nói về tuổi tác, nhưng tôi không ngại nói về tuổi của mình, nhất là khi ở mỗi con số, chúng được gắn với những dự án, cột mốc đáng nhớ về quá trình khởi nghiệp của bản thân”, Lê Hoàng Uyên Vy chia sẻ.

Mạnh mẽ vượt qua thất bại

Chuyện khởi nghiệp của Uyên Vy có lẽ gói gọn trong 2 chữ: Lì và Liều. Uyên Vy tâm sự: "Lúc còn trẻ, mình không biết nhiều nên cái gì cũng thử làm. Càng biết nhiều thì con người sẽ càng cảm thấy sợ hãi nhiều thứ, nhìn đâu cũng thấy rủi ro nên ít dám thực hiện ý tưởng. Mình nhận ra rằng: Trẻ thì gọi là Liều, cứ thử, sai thì sửa thôi. Càng sai nhiều thì sau này sẽ có cơ hội làm đúng”.

“Mình là người sáng lập công ty thì mình sẽ là người điều hành tốt nhất. Khi bạn đã khẳng định và định vị được giá trị của công ty thì bạn nên gọi vốn. Nhà đầu tư tham gia vào startup sẽ giúp dự án phát triển nhanh hơn và có cơ hội để vươn ra tầm quốc tế”, nữ doanh nhân 8x cho biết.

Cô cũng cho rằng startup Việt nên tích cực gọi vốn ở nước ngoài bởi vì startup thiếu nguồn vốn đủ lớn sẽ rất khó phát triển được. Cô cho biết: “Ở Việt Nam, Sendo kêu gọi được 61 triệu đô và tiki thì nhiều hơn con số đó một chút. Thế nhưng, hãy nhìn sang các startup thương mại điện tử của Indonesia, họ đã kêu gọi được số vốn cả tỷ đô. Vấn đề của các startup là không tìm đủ lượng vốn cần thiết”.

Chia sẻ về câu chuyện khởi nghiệp của bản thân, cô tâm sự: “ Lúc mình còn trẻ, mình không có nhiều hiểu biết nên cái gì cũng làm thử. Khi càng biết nhiều thì con người sẽ càng sợ hãi nhiều điều. Lúc đó, nhìn đâu cũng thấy rủi ro nên hoàn toàn không dám thực hiện ý tưởng. Mình nhận ra rằng: khi còn trẻ cứ liều, cứ thử, nếu sai thì sửa thôi. Càng sai nhiều thì mình càng có cơ hội để làm đúng”.

Sự nghiệp của Lê Hoàng Uyên Vy đầy rẫy những thất bại. Tuy vậy, cô luôn nhìn nhận những thất bại đó như những bài học kinh nghiệm quý giá trong cuộc đời. Chính điều này đã giúp cô đạt được những thành công trên con đường sự nghiệp. Cô từng chia sẻ rằng: “Lần đầu tiên, tôi không biết cách làm tất cả, nhưng tôi vẫn nhận hết công việc. Tôi đã trải qua rất nhiều thất bại nhưng điều đó không phải lí do để tôi bỏ cuộc. Làm việc nào sẽ hiểu về việc đó và sau này mình sẽ làm tốt hơn”.

Ba yếu tố tạo nên thành công

Sau hành trình dài kinh doanh, lãnh đạo và làm việc với các doanh nghiệp, Lê Hoàng Uyên Vy rút ra 3 yếu tố quan trọng cần có để thành công.

Thứ nhất, sự chủ động. “Cách tốt nhất để dự đoán tương lai là kiến tạo ra nó”, Uyên Vy trích dẫn lại câu nói nổi tiếng của cựu tổng thống Abraham Lincoln. Nữ CEO quan điểm, dù là nam hay nữ thì cơ hội sẽ đến khi bản thân có sự chủ động và chăm chỉ, cố gắng hết sức.

Thứ hai, sự kiên trì và bền bỉ. Uyên Vy cho rằng khi thành công thì chúng ta thường ít nhận ra mình thành công ở đâu, tuy nhiên thất bại sẽ cho ta khoảng lặng để suy nghĩ. Đó là thời gian tốt nhất để mỗi người nhận ra bài học cho riêng bản thân.

“May mắn là một sự luyện tập của chăm chỉ. Càng làm nhiều, càng thất bại nhiều thì càng may mắn. Nếu cứ ngồi chờ không dám thất bại thì sẽ không bao giờ thành công và không bao giờ may mắn.”

Thứ ba, sự thấu cảm. Lãnh đạo phải giúp cho mọi người thấu cảm với nhau, đứng vào vị trí của nhau, chấp nhận bỏ cái tôi. Sau đó văn hóa công ty mới dần được hình thành.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nhân trẻ Lê Hoàng Uyên Vy: Tuổi trẻ càng sai nhiều thì sau này sẽ có cơ hội làm đúng tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714078084 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714078084 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10