LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ: Phát triển cụm liên kết chế biến nông sản, thực phẩm

Diendandoanhnghiep.vn TS. Nguyễn Văn Hội cho rằng các doanh nghiệp trong Vùng phải hình thành chuỗi liên kết sản xuất, đảm bảo các cam kết về môi trường.

>>> [TƯỜNG THUẬT TRỰC TUYẾN] Diễn đàn Liên kết doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững Vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ

TS. Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương (Bộ Công Thương)

Chia sẻ tại Diễn đàn “Liên kết doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững Vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ”, do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ đạo, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều 27/09/2023, TS. Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương khẳng định đảm bảo các tiêu chí về môi trường, đặc biệt là chỉ số phát thải cacbon là thực tế sống còn của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩn sang châu Âu.

"Liên kết" sống còn

Bắt đầu từ 1/10, EU sẽ áp dụng Cơ chế điều chỉnh carbon, đây là chính sách đặc thù, mặc dù giai đoạn đầu chỉ áp dụng với nhóm hàng hóa có nguy cơ rò rỉ carbon cao nhất là xi măng, sắt và thép, nhôm, phân bón, Hydrogen và Điện. Tuy nhiên, đến năm 2025, nhóm hàng hóa này sẽ được mở rộng hơn nữa.

Do vậy, với các doanh nghiệp, để phát triển sản phẩm, mở rộng các hàng hóa xuất khẩu, cần đảm bảo về các cam kết quốc tế về môi trường, đòi hỏi chúng ta cần đảm bảo được quy trình từ nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm. Mà hiện nay rất khó một doanh nghiệp có thể đảm bảo sản xuất được như vậy.

Tuy nhiên, lợi thế của vùng trung du miền núi Bắc Bộ là các sản phẩm nông nghiệp, nông sản, trong đó phát thải cacbon hoàn toàn có thể cung cấp ngược lại, trung hòa với phát thải Hydro. Do đó, các doanh nghiệp cần liên kết với nhau để trung hòa các cam kết môi trường, nâng cao giá trị.

Ông Hội cũng nhấn mạnh, cần phát triển cụm liên kết doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm có vai trò quan trọng trong nền kinh tế xã hội vùng trung du miền núi Bắc Bộ, đặc biệt là các tỉnh miền núi, khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Hình thành và phát triển cụm liên kết doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm vùng trung du miền núi Bắc Bộ là một xu hướng khách quan, tạo môi trường thúc đẩy doanh nghiệp hợp tác và cạnh tranh để cùng phát triển.

Các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đều định hướng đẩy mạnh phát triển mô hình cụm liên kết doanh nghiệp. Đã có một số chính sách cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào cụm ngành như Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các văn bản hướng dẫn; Chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021 – 2025.

Hiện nay, tại vùng trung du miền núi Bắc Bộ, cụm liên kết doanh nghiệp chế biến nông sản đã manh nha phát triển. Tuy chỉ số chung về mật độ tích tụ VA, lao động của toàn vùng ở mức thấp nhưng một số địa phương đã cao hơn bình quân cả nước như: công nghiệp chế biến thực phẩm ở Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang và công nghiệp chế biến nông sản là Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Lạng Sơn, Bắc Kạn.

Trong giai đoạn tới, phát triển cụm liên kết doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm vùng trung du miền núi Bắc Bộ có nhiều thuận lợi.

Thị trường trong và ngoài nước phát triển thuận lợi. Hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghiệp được quan tâm, đầu tư, cải thiện. Đầu tư vào chế biến nông sản, thực phẩm có xu hướng dịch chuyển từ khu vực trung tâm sang các tỉnh trong vùng.

>> [TƯỜNG THUẬT TRỰC TUYẾN] Diễn đàn Liên kết doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững Vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ

Tăng trưởng xanh, gia tăng cạnh tranh

Nói về giải pháp để phát triển sản xuất theo hướng tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, ổn định và bền vững theo một số định hướng, TS. Nguyễn Văn Hội đề xuất:

Thứ nhất, phát triển cụm liên kết doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm vùng trung du miền núi Bắc Bộ gắn kết chặt chẽ với các vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn.

Thứ hai, ưu tiên phát triển cụm liên kết doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm vùng trung du miền núi Bắc Bộ tại các khu vực đã có tích tụ công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm hoặc có lợi thế nổi bật về vùng nguyên liệu, hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghiệp, lao động, khoa học công nghệ, có khả năng trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng ngành chế biến nông sản, thực phẩm của vùng.

TS Nguyễn Văn Hội nhận định cần tăng cường liên kết vùng, xây dựng cơ chế điều phối, hợp tác, trao đổi thông tin giữa các địa phương trong vùng.

Bên cạnh đó, ưu tiên phát triển chế biến thực phẩm tại khu vực các tỉnh Sơn La, Phú Thọ; chế biến nông sản tại khu vực các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ. Từ đó hình thành động lực tăng trưởng, tác động lan tỏa, mở rộng phạm vi phát triển cụm liên kết doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm vùng trung du miền núi Bắc Bộ ra các khu vực xung quanh mà không phụ thuộc vào địa giới hành chính.

Thứ ba, tăng cường liên kết vùng, xây dựng cơ chế điều phối, hợp tác, trao đổi thông tin giữa các địa phương trong vùng trong việc phát triển cụm liên kết doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Trọng tâm là điều phối hoạt động phát triển vùng nguyên liệu, thu hút đầu tư vào chế biến.

Thứ tư, thu hút đầu tư, nâng cao năng lực của các tác nhân tham gia vào phát triển cụm liên kết doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm vùng trung du miền núi Bắc Bộ, bao gồm doanh nghiệp chế biến; các cơ sở nông nghiệp; các ngành công nghiệp và tổ chức liên quan tại vùng.

Thứ năm, thu hút các dự án phát triển cụm liên kết doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm vùng trung du miền núi Bắc Bộ gắn kết với xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu bền vững; có công nghệ hiện đại, tích kiệm nguyên liệu, thân thiện môi trường và tạo ra sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường; có đủ năng lực xây dựng và quản lý chuỗi giá trị từ sản xuất nông nghiệp, chế biến đến tiêu thụ.

Cơ cấu lại các cơ sở chế biến hiện hữu theo hướng nâng cấp công nghệ, tập trung chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị tăng thêm của sản phẩm cuối cùng.

Thứ sáu, trong công nghiệp chế biến thực phẩm, gắn kết chặt chẽ từ khâu giống, nuôi trồng, khai thác, bảo quản sau thu hoạch đến sản xuất, chế biến, thương mại. Khuyến khích các cơ sở sản xuất thực phẩm tham gia các chương trình sản xuất sạch hơn; sản phẩm an toàn, sạch, xanh và hữu cơ; hệ thống quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế (theo VietGap, GlobalGap, hữu cơ, ...).

Thứ bảy, nâng cao tỷ lệ chế biến sản phẩm nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm chế biến từ chế biến thô sang sản phẩm chế biến tinh, tạo ra giá trị gia tăng cao, đáp ứng các điều kiện về an toàn thực phẩm, các tiêu chí kỹ thuật, xuất xứ hàng hóa.

Thứ tám, khuyến khích đầu tư, phát triển các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ trên địa bàn. Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao công nghệ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường hợp tác, phát triển khoa học công nghệ với các cơ sở ở vùng đồng bằng sông Hồng, nhất là thủ đô Hà Nội.

Đồng thời, tăng cường liên kết giữa các tác nhân tham gia phát triển cụm liên kết doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Tăng cường liên kết dọc giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ hàng hóa nông sản; liên kết ngang giữa doanh nghiệp, nông dân, hợp tác xã với các doanh nghiệp hỗ trợ, các cơ sở nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, giáo dục đào tạo.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714331607 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714331607 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10