Liệu doanh nghiệp đã chuẩn bị đủ nguồn nhân lực tích hợp cho AI tạo sinh?

Diendandoanhnghiep.vn Theo chuyên gia đến từ Đại học RMIT và Deloitte, các chuyên gia nhân sự cần chủ động nắm bắt xu hướng AI tạo sinh và sự chuyển đổi lực lượng lao động.

>> AI tạo sinh chuẩn bị vào “khuôn khổ”

AI tạo sinh là một lĩnh vực mới của học máy thu hút sự chú ý trong hai năm qua. Nội dung mới mà công nghệ này tạo ra có thể loại bỏ những đầu việc lặp đi lặp lại khi làm báo cáo tài chính, soạn thảo email hay trả lời tin nhắn khách hàng, để cải thiện năng suất và sự hài lòng trong công việc.

AI tạo sinh có thể loại bỏ nhiều đầu việc lặp đi lặp lại.

AI tạo sinh có thể loại bỏ nhiều đầu việc lặp đi lặp lại. 

Việc đưa AI tạo sinh vào kinh doanh và nâng cao kỹ năng AI cho lực lượng lao động đang gia tăng. Tuy nhiên, các tổ chức đã thực sự sẵn sàng cho sự chuyển đổi này?

Để trả lời câu hỏi này, Đại học RMIT, Deloitte và Phòng Thương mại Australia tại Việt Nam đã đồng tổ chức Diễn đàn Nhân sự với chủ đề “AI tạo sinh và chuyển đổi lực lượng lao động”. Trước thềm diễn đàn, Công ty tư vấn Deloitte Đông Nam Á đã thực hiện khảo sát với các khách đăng ký tham dự, trong đó 2/3 số người được hỏi là nhân sự cấp cao (C-level) hoặc Hội đồng quản trị và quản lý cấp trung tại Việt Nam.

Kết quả cho thấy chưa đến một nửa số doanh nghiệp phản hồi họ đang chuẩn bị phần nào để tích hợp AI tạo sinh. Hơn nữa, cuộc khảo sát cho thấy, cứ ba chuyên gia nhân sự thì có một người thành thạo AI và chỉ 21% chuyên gia nhân sự có sáng kiến tích hợp AI tạo sinh vào doanh nghiệp, thấp hơn nhiều so với hơn 50% người không thuộc lĩnh vực nhân sự đang cân nhắc khám phá hoặc triển khai các công nghệ AI tạo sinh.

Diễn đàn Nhân sự lần thứ tư năm 2023 do RMIT, Deloitte và Phòng Thương mại Australia tại Việt Nam đồng tổ chức đã tập trung thảo luận về “AI tạo sinh và chuyển đổi lực lượng lao động”. (Nguồn: RMIT)

Diễn đàn Nhân sự lần thứ tư năm 2023 do RMIT, Deloitte và Phòng Thương mại Australia tại Việt Nam đồng tổ chức đã tập trung thảo luận về “AI tạo sinh và chuyển đổi lực lượng lao động”. (Nguồn: RMIT) 

Cuộc thảo luận sôi nổi tại Diễn đàn Nhân sự cho thấy rằng năng lực về AI tạo sinh khác nhau giữa các ngành nghề và doanh nghiệp. Các ngành được cho là có mức độ tích hợp AI cao hơn là kỹ thuật điện, logistics và tuyển dụng. Việc tích hợp AI tương đối ít hơn đối với các ngành xây dựng và dịch vụ như kế toán, pháp lý, giáo dục, năng lượng tái tạo và bảo hiểm.

Ông Mark Teoh, Giám đốc điều hành Deloitte Consulting nhận định con người làm chủ AI sẽ thay thế con người không làm chủ AI. Bất chấp lợi thế cạnh tranh của AI tạo sinh, vẫn còn rất nhiều điều về công nghệ này chưa được biết đến. Mặc dù các doanh nghiệp biết về công cụ mới nổi này và hy vọng sẽ nắm bắt được các ứng dụng và kết quả của nó, họ vẫn lo lắng về việc áp dụng và rủi ro kèm theo, trong khi khả năng tích hợp vào kinh doanh vẫn chưa rõ ràng. Lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp cũng quan tâm đến những vấn đề đạo đức và hạn chế trong ứng dụng của AI vào công ty của họ.

Sự kết hợp giữa những điều chưa biết và cơ hội tạo ra lợi thế cạnh tranh thông qua AI tạo sinh dẫu có thể còn mơ hồ nhưng vẫn đầy tiềm năng. Doanh nghiệp cần có lộ trình rõ ràng về cách thức, địa điểm, cái gì và ai sẽ tích hợp AI tạo sinh. Các khía cạnh pháp lý, rủi ro và ý nghĩa đạo đức của AI tạo sinh bao gồm bảo mật thông tin ở cấp độ nhân viên và tổ chức, cấp phép và sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp.

>> Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho AI tạo sinh?

Cuộc thảo luận sôi nổi tại Diễn đàn Nhân sự đã cho thấy rằng năng lực về AI tạo sinh khác nhau giữa các ngành nghề và doanh nghiệp. (Nguồn: RMIT)

Cuộc thảo luận sôi nổi tại Diễn đàn Nhân sự đã cho thấy rằng năng lực về AI tạo sinh khác nhau giữa các ngành nghề và doanh nghiệp. (Nguồn: RMIT) 

Cần phải đảm bảo rằng nhân viên hiểu được công nghệ và sẵn sàng tiến bước với hệ thống hỗ trợ tích hợp AI. Tiến sĩ Gavin Nicholson, giảng viên ngành Quản trị nguồn nhân lực tại Đại học RMIT Việt Nam nhận xét đây là vấn đề không chỉ của doanh nghiệp mà còn của cả xã hội nói chung. Không có ai nên bị thiệt thòi trong việc thấu hiểu, sử dụng và hưởng lợi từ công nghệ.

Kỹ năng sử dụng AI tạo sinh tại nơi làm việc đã trở nên phổ biến toàn cầu. Diễn đàn Kinh tế Thế giới từng dự báo có 133 triệu việc làm mới dựa trên AI toàn cầu vào năm 2022 trong khi 75 triệu việc làm trở nên dư thừa. Việc áp dụng AI tại các công ty đã tăng lên đáng kể. Nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng 77% lực lượng lao động tại Trung Quốc đã sử dụng AI trong công việc dưới một số hình thức, trong khi con số này ở Ấn Độ là 71%.

Cần có nhân tài thông thạo AI và sở hữu kỹ năng cao để đáp ứng sự chuyển đổi nguồn nhân lực đang thành hình. Cho đến nay, AI tạo sinh đã được triển khai trong lĩnh vực nhân sự, chẳng hạn như các dịch vụ nhân sự tự thực hiện, tuyển dụng nhanh hơn, quy trình chào đón nhân viên mới tự động hóa hơn, tăng năng suất và gắn kết nội bộ tốt hơn.

Nâng cao năng lực liên quan đến AI tại các doanh nghiệp là điều không thể thiếu để thích ứng với những lợi thế công nghệ mới và thực hiện chiến lược kinh doanh trong thời đại AI. Lực lượng lao động có trình độ học vấn sẽ được đánh giá bằng cách tiếp cận dựa trên kỹ năng trong các tổ chức. Báo cáo Xu hướng Nguồn nhân lực của Deloitte năm 2023 khuyến nghị nên giải quyết vấn đề sáng tạo hơn và đánh giá dữ liệu dựa trên những “trợ lý” AI tạo sinh.

Diễn đàn Nhân sự RMIT và Deloitte lần thứ 5 diễn ra vào năm 2024 sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác thể chế và ngành nghề trong việc củng cố nguồn nhân lực tại Việt Nam.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Liệu doanh nghiệp đã chuẩn bị đủ nguồn nhân lực tích hợp cho AI tạo sinh? tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714303231 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714303231 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10