Lỗ hổng lớn trong ngành Y tế nhìn từ vụ bác sĩ giả

Diendandoanhnghiep.vn Vụ việc bác sĩ giả danh vào khu cách ly để điều trị cho các bệnh nhân F0, cho thấy lỗ hổng chết người về quy trình tổ chức, quản lý và về mặt chuyên môn.

>> “Lò” tham nhũng cháy ở ngành Y tế (Bài 1): Phát súng lệnh vào "thành trì"

Câu chuyện Nguyễn Quốc Khiêm giả danh sinh viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM và lọt vào khu cách ly, sau đó tự “hô biến” bản thân thành thạc sĩ, bác sĩ, trực tiếp ra y lệnh, điều hành hoạt động khám chữa bệnh, thu tiền đối với bệnh nhân COVID-19 gây xôn xao dư luận.

Đ

Bác sĩ giả Nguyễn Công Khiêm.

Các văn bản, giấy tờ mà Khiêm đã ký đòi hỏi tính chuyên môn, như báo cáo tử vong của các ca F0 tại khu cách ly, giấy chuyển tuyến điều trị ca F0. Trong các loại giấy tờ này có bút phê về chẩn đoán tình trạng bệnh nhân chuyển tuyến, phương pháp, thủ thuật, kỹ thuật, thuốc đã sử dụng trong điều trị. Ngoài ra còn có phiếu kê khai danh mục thuốc tiêm truyền từ tháng 4 đến tháng 6/2021 để người nhà bệnh nhân thanh toán tại khu điều trị COVID-19. 

Việc giả mạo của Quốc Khiêm đã từng bị một bác sĩ phát hiện, khi thấy cách lấy mẫu của Khiêm không đúng kỹ thuật và Khiêm không rành về loại thuốc kháng virus. Người này còn cho biết, Khiêm làm từ đầu mùa đến cuối mùa dịch, cũng có thể coi như quản lý của khu cách ly đó.

Báo cáo tử vong do Khiêm đã ký. Ảnh: PV

Báo cáo tử vong do Khiêm đã ký. Ảnh: PV/PLO

Và thời điểm sự vụ mới được cơ quan chức năng phát hiện (đầu tháng 10/2021, chưa thông tin đến báo chí), Nguyễn Quốc Khiêm đã được ĐH Y Dược TP.HCM và Quận 12 mời lên làm việc và Khiêm đã xác nhận mình sai. Dù Khiêm được Trường ĐH Y Dược TP.HCM giới thiệu sang Quận 12 hỗ trợ chống dịch, nhưng theo ông Trương Văn Đạt - Trưởng phòng Công tác sinh viên trường này, do Khiêm không phải là sinh viên của trường nên trường không thể xử lý…

Giấy chuyển tuyến có bút phê và chữ ký của Khiêm. Ảnh: PV

Giấy chuyển tuyến có bút phê và chữ ký của Khiêm. Ảnh: PV/PLO

>> “Lò” tham nhũng cháy ở ngành Y tế (Bài 2): Lộ diện … phần chìm của tảng băng

Ở đây, dư luận hoài nghi, vì sao một người không phải là sinh viên của Trường ĐH Y dược TP.HCM nhưng lại có tên trong danh sách tình nguyện viên phục vụ ở khu cách ly tập trung. Và vụ việc từng được xử lý từ tháng 10/2021, nhưng vì một lý do nào đó không hiểu sao bị giấu kín, đến hôm nay mới được đưa ra ánh sáng nhờ báo chí.

Nhiều người cho rằng, nên xem xét hai vấn đề: động cơ của việc mạo danh bác sĩ - thạc sĩ của Nguyễn Quốc Khiêm và tại sao đơn vị nhận Khiêm vào đã biết sai mà im lặng cho qua.

Trường hợp này, nếu nói người này không có động cơ, mục đích vụ lợi mà chỉ muốn tham gia vào công tác chống dịch e rằng chưa thuyết phục. Bởi lẽ, theo thông tin đăng tải trên báo chí, ngoài làm thẻ sinh viên giả, tự xưng là “thạc sĩ, bác sĩ”, Nguyễn Quốc Khiêm còn làm giả bằng bác sĩ chuyên khoa gửi UBND Quận 12 (TPHCM) làm giả cả giấy khen của Sở Y tế…

Với người chỉ một lòng muốn cống hiến, liệu có phải giả mạo hồ sơ, giấy tờ một cách có hệ thống như thế không? Chưa kể, theo thông tin trên báo chí, Khiêm còn liên quan đến một số lùm xùm về quyên góp vật tư y tế và thực phẩm phục vụ khu cách ly, điều trị COVID-19.

Thẻ sinh viên giả của Nguyễn Quốc Khiêm.

Thẻ sinh viên giả của Nguyễn Quốc Khiêm.

Trước tiên là trách nhiệm của trường Đại học Y Dược TP.HCM khi công tác tuyển tình nguyện viên quá sơ sài. Chỉ cần tấm thẻ cựu sinh viên gửi online là nơi này tiếp nhận và chuyển đến các trung tâm, bệnh viện mà không có kiểm tra, đối chứng.

Thứ hai là vai trò kiểm tra, giám sát của Trung tâm Y tế quận 12 đối với nhân sự chủ chốt trong ngành quá lỏng lẻo. Thứ ba là vai trò điều hành, quản lý đội ngũ y bác sĩ của Sở Y tế TP.HCM cũng có vấn đề.

>> “Lò” tham nhũng cháy ở ngành Y tế (Bài 3): Kẽ hở từ “miếng bánh” đấu thầu

Rõ ràng, không có kiến thức chuyên môn về y khoa thì không thể đáp ứng được yêu cầu về điều trị bệnh nhân, chưa nói đến bệnh nhân COVID-19. Đây là một cú đánh kinh hoàng vào tâm lý những gia đình có người thân ra đi trong đại dịch. Trong khi, sức khỏe và sinh mạng của con người không phải là trò đùa hay là nơi “tập dượt” của người không có chuyên môn nhưng lại thích thể hiện.

Với nghề bác sĩ, khác với nhiều ngành nghề khác, khi hành nghề phải có chứng chỉ hành nghề và còn nhiều yêu cầu đặc thù, dù biện minh bằng lý do gì đi chăng nữa thì để xảy ra sai sót trên là một việc khó có thể chấp nhận trong công tác quản lý, điều hành nhân sự ở một ngành liên quan tới việc chăm sóc sức khỏe, liên quan tới tính mạng con người như ngành Y.

Vì đâu nhiều vấn đề trong ngành Y đến nay còn vướng mắc đến như vậy? Từ lỗ hổng kit test nâng giá kinh hoàng để trục lợi, đến thuốc giả ung thư, và bây giờ là bác sĩ giả mạo danh lừa đảo. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lỗ hổng lớn trong ngành Y tế nhìn từ vụ bác sĩ giả tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711651340 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711651340 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10