Lo lãi suất cho vay tăng

LÊ MỸ 31/05/2024 17:00

Mặc dù các ngân hàng hiện vẫn đang “ghìm cương” lãi suất cho vay ở mặt bằng khá thấp, nhưng vẫn có những nỗi lo lãi suất cho vay sẽ sớm tăng.

>>>Ưu tiên tỷ giá hay lãi suất?

Theo dữ liệu widata của WiGroup thống kê trên 797 doanh nghiệp, nợ vay của khối sản xuất – thương mại trong quý 1/2024 duy trì ở mức 69%, đây là mức trung bình nhiều năm cho thấy chưa có rủi ro về đòn bẩy cao của khối.

 Nhiều ngân hàng đã tăng lãi suất huy động

Nhiều ngân hàng đã tăng lãi suất huy động

Lãi suất thấp hỗ trợ phục hồi

Ông Trần Ngọc Báu, Tổng giám đốc WiGroup cho biết, lãi suất cho vay bình quân theo tính toán của WiGroup khoảng 6,5%/năm, giảm mạnh từ mức đỉnh 8%/năm trong quý 3/2023, cho thấy việc giảm lãi suất đã có tác động tích cực tới giảm chi phí lãi vay của doanh nghiệp. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng có khả năng chi trả lãi vay tốt hơn với EBIT/chi phí lãi vay cải thiện từ 3,3 lên 4,0. Các điều trên cho thấy các doanh nghiệp trong khối sản xuất – thương mại có thể đang tận dụng giai đoạn lãi suất thấp và hưởng lợi từ động thái kích thích cho vay phục hồi kinh tế từ Chính phủ.

Tuy mức lãi suất này không kích ngay nhu cầu tín dụng ở 2 tháng đầu năm - vốn tăng trưởng âm do cuối năm 2023 một nguồn vốn rất lớn đã đổ vào nền kinh tế, nhưng đã được hấp thụ ở cuối tháng 3/2024. Tín dụng dự báo phục hồi mạnh và kỳ vọng vượt trên mức 4% cho cuối quý 2/2024.

>>>Yêu cầu các TCTD duy trì lãi suất hợp lý, giảm lãi suất vay 1-2%/năm

Không cản trở đầu tư tiêu dùng

Lo lắng trước xu hướng lãi suất biến động, ông Huỳnh Công Thiện, lãnh đạo một Công ty gia công hàng xuất khẩu tại TP. HCM cho biết, thị trường đầu ra chỉ bắt đầu phục hồi và còn mỏng manh, nên nếu lãi suất huy động cứ tăng mãi, đến một lúc nào đó lãi vay sẽ tăng và đổ vào giá vay, doanh nghiệp sẽ lập tức mất bệ đỡ rất cần thiết để phục hồi.

Để giải quyết bài toán tăng lãi suất huy động nhưng chưa thể tăng lãi vay, Tổng giám đốc một ngân hàng cho biết các ngân hàng đã phải xác định giảm thu nhập lãi ròng, thực hiện chiến lược ưu tiên thu nhập ngoài lãi để bù đắp sự thiếu hụt về thu nhập lãi ròng. Tạo nguồn thu đa dạng và kỷ luật chi phí cũng giúp các ngân hàng bù đắp khả năng hụt lợi nhuận, trong khi không thể lập tức tăng lãi suất vay.

Ông Hoàng Huy, CFA của MSVN đánh giá, mặc dù lãi suất huy động tăng sẽ thách thức đến nền kinh tế trong ngắn hạn, đưa lãi suất trở lại mức như ở thời Covid-19, nhưng không làm chệch hướng quá trình phục hồi kinh tế dài hạn. Theo ông Huy, có thể nhận thấy thị trường bất động sản đang chạm đáy và mức tiêu dùng cho hàng không thiết yếu trong nước đang tăng lên. Khi niềm tin được củng cố, không có cơ sở để nói rằng mức tăng lãi suất 100 điểm cơ bản sẽ cản trở đầu tư hoặc tiêu dùng trong nước.

Có thể bạn quan tâm

  • Lãi suất liên ngân hàng vượt trần, áp lực tỷ giá ra sao?

    Lãi suất liên ngân hàng vượt trần, áp lực tỷ giá ra sao?

    05:05, 29/05/2024

  • Kỳ vọng FED cắt giảm lãi suất năm 2024 dần tan biến

    Kỳ vọng FED cắt giảm lãi suất năm 2024 dần tan biến

    03:30, 27/05/2024

  • Căn hộ chung cư: Kênh đầu tư hấp dẫn trong bối cảnh lãi suất thấp

    Căn hộ chung cư: Kênh đầu tư hấp dẫn trong bối cảnh lãi suất thấp

    09:11, 24/05/2024

  • Giảm lãi suất vay 1-2% cách nào?

    Giảm lãi suất vay 1-2% cách nào?

    03:50, 24/05/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Lo lãi suất cho vay tăng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO