Lo ngại điều chỉnh các quy định kinh doanh, giá vàng miếng SJC “lao dốc"

ĐÌNH ĐẠI 19/07/2022 17:45

Vàng “lao dốc” mạnh được cho là do giới đầu cơ lo ngại về việc các cơ quan quảy lý Nhà nước chuẩn bị tiến hành thanh tra một số doanh nghiệp, để tiến tới điều chỉnh các quy định về kinh doanh vàng.

>>>Chuyện gì đang xảy ra với giá vàng SJC?

Tại thị trường trong nước, lúc 9 giờ 45 phút sáng nay, ngày 19/7, giá vàng miếng SJC tiếp tục giảm sâu với mức giảm giao động từ 2.000.000 đồng – 3.500.000 đồng/lượng. Cụ thể, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) tiếp tục giảm 3.500.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 2.000.000 đồng/lượng ở chiều bán ra, lần lượt còn 60.000.000 đồng/lượng mua vào và 62.500.000 đồng/lượng bán ra. Mức giảm giá này được công ty SJC áp dụng cho cả 3 thị trường lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM. Chênh lệch biên độ mua và bán của thương hiệu vàng quốc gia này lên đến 2.500.000 đồng/lượng. Qua đó, tiếp tục lập kỷ lục về chênh lệch giữa mua và bán.

Hiện chênh lệch giữa vàng miếng SJC và vàng trang sức chỉ còn 9.500.000 đồng/lượng.

Hiện chênh lệch giữa vàng miếng SJC và vàng trang sức chỉ còn 9.500.000 đồng/lượng.

Tương tự, thương hiệu VietinBank Gold cũng giảm 3.500.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 2.000.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên giao dịch ngày hôm qua, còn 60.000.000 đồng/lượng chiều mua vào và 62.500.000 đồng/lượng bán ra.  

Cùng thời điểm, thương hiệu DOJI Sài Gòn giảm 3.000.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 2.500.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên giao dịch ngày 18/7, giá niêm yết cũng chỉ còn 60.000.000 đồng/lượng mua vào và 63.000.000 đồng/lượng bán ra. Trong khi đó, thương hiệu Phú Quý SJC niêm yết vàng miếng cũng với giá 60.000.000 đồng/lượng chiều mua vào, giảm 3.500.000 đồng/lượng so với chốt phiên giao dịch trước đó và bán ra là 62.500.000 đồng/lượng, giảm 3.000.000 đồng/lượng.

Như vậy, mở phiên giao dịch sáng nay, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng SJC trong nước đều đưa giá mua-bán vàng về cùng một mức giá là 60.000.000 đồng/lượng mua vào và 62.500.000 đồng/lượng bán ra. Đồng thời, chênh lệch biên độ mua và bán đều được các doanh nghiệp đẩy lên mức 2.500.000 đồng/lượng, mức chênh lệch cao nhất trong lịch sử.

Giá vàng SJC giảm mạnh được cho là do ảnh hưởng bởi đà lao dốc của giá vàng thế giới thời gian qua. Chỉ trong vòng 1 tháng, giá vàng giảm từ mốc khoảng 1.840 USD/ounce xuống quanh mốc 1.700 USD/ounce.

Bên cạnh đó, nguyên nhân vàng "lao dốc" mạnh được cho là giới đầu cơ vàng tại Việt Nam lo ngại về việc các cơ quan quảy lý Nhà nước chuẩn bị tiến hành thanh tra một số doanh nghiệp để tiến tới điều chỉnh các quy định về kinh doanh vàng.

>>>Vàng miếng SJC và vàng trang sức giảm chênh lệch

Đối với vàng trang sức, sau phiên tăng giá ngược chiều với vàng SJC ngày hôm qua, trong phiên giao dịch sáng nay giá vàng trang sức thương hiệu PNJ tại thị trường TP.HCM của Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận cũng được điều chỉnh giảm 150.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán so với chốt phiên giao dịch ngày 18/7. Hiện giá mua bán vàng trang sức của thương hiệu này vẫn là 51.900.000 đồng/lượng và 53.000.000 đồng/lượng. Với mức giảm sâu của vàng miếng SJC đã kéo chênh lệch giữa vàng miếng SJC với vàng trang sức xuống còn 9.500.000 đồng/lượng.

Sau phiên phục hồi vào ngày đầu tuần, sáng nay, giá vàng thế giới lại cắm đầu

Sau phiên phục hồi vào ngày đầu tuần, sáng nay, giá vàng thế giới lại cắm đầu "lao dốc" - Nguồn: kitco.com.

Tại thị trường thế giới, tại thời điểm lúc 9 giờ sáng nay, theo giờ Việt Nam, giá vàng trên kitco.com giao dịch quanh mức giá 1.707 USD/ounce, giảm khoảng 5 USD/ounce so với cùng giờ sáng hôm qua. Ngày hôm qua, giá kim loại quý thế giới đã có một phiên phục hồi lên ngưỡng 1.723 USD/ounce khi đồng USD suy yếu. Tuy nhiên tới sáng nay, giá vàng lại cắm đầu lao dốc.

Giới chuyên gia cho rằng, lạm phát của Mỹ trong tháng 7 có thể dịu xuống khi giá xăng giảm mạnh trong tháng qua. Diễn biến này có thể làm hài lòng Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong nỗ lực kiềm chế lạm phát thời gian qua của cơ quan này. Thời gian qua, nỗ lực "hạ nhiệt" lạm phát của FED đã khiến giá vàng liên tục trượt dốc vì lãi suất tăng khiến tài sản không chịu lãi suất như vàng có vẻ kém hấp dẫn hơn.

Hiện các thương nhân và nhà đầu tư đang chờ đợi kết quả cuộc họp chính sách tiền tệ thường kỳ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến diễn ra vào thứ 5. Theo đó, ECB dự kiến sẽ tăng lãi suất lần đầu tiên sau 11 năm. Theo các quan chức của FED, cơ quan này cũng dự kiến sẽ tăng lãi suất cơ bản thêm ít nhất 75 điểm cơ bản tại cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) vào tuần tới.

Mặt khác, Tổng giám đốc Điều hành của Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco, Mary Daly cho biết hôm thứ Sáu tuần trước rằng, FED đang làm việc để giảm lạm phát mà không làm nền kinh tế đình trệ. Hơn nữa, đợt tăng lên mức 1 điểm phần trăm trong cuối tháng này khó có thể xảy ra. 

Có thể bạn quan tâm

  • Chuyện gì đang xảy ra với giá vàng SJC?

    Chuyện gì đang xảy ra với giá vàng SJC?

    03:30, 19/07/2022

  • Lạc quan giá vàng 6 tháng cuối năm

    Lạc quan giá vàng 6 tháng cuối năm

    11:30, 18/07/2022

  • Vàng miếng SJC và vàng trang sức giảm chênh lệch

    Vàng miếng SJC và vàng trang sức giảm chênh lệch

    11:20, 18/07/2022

  • Giá vàng tuần tới: Làn sóng bán tháo đến bao giờ?

    Giá vàng tuần tới: Làn sóng bán tháo đến bao giờ?

    05:00, 17/07/2022

  • Lo ngại FED tăng mạnh lãi suất, vàng “lao dốc không phanh”

    Lo ngại FED tăng mạnh lãi suất, vàng “lao dốc không phanh”

    11:00, 15/07/2022

  • Lạm phát tăng nóng, vàng đảo chiều tăng giá

    Lạm phát tăng nóng, vàng đảo chiều tăng giá

    04:35, 15/07/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Lo ngại điều chỉnh các quy định kinh doanh, giá vàng miếng SJC “lao dốc"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO