Loạn vi phạm thực phẩm chức năng: Đừng bắt sâu từ ngọn?

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hướng trực tiếp đến người tiêu dùng, thế nhưng, việc quản lý thực phẩm chức năng hiện nay vẫn luôn là bài toán nan giải…

Theo Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam, nếu như năm 2000 mới chỉ có khoảng 63 sản phẩm thực phẩm chức năng của 13 cơ sở nhập khẩu vào Việt Nam thì đến nay cả nước đã có tới hơn 4.000 doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh với hơn 10.000 sản phẩm đang lưu hành, hơn 90% nhà thuốc trên toàn quốc đang bán thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, đánh giá mới nhất của Cục An toàn thực phẩm, trong số hơn 4.000 cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm chức năng chỉ có khoảng 300 cơ sở (chưa đến 10%) là đủ điều kiện sản xuất.

Hàng loạt các vi phạm vẫn liên tục được cảnh báo trên website của Cục An toàn Thực phẩm, thế nhưng, công tác quản lý, xử lý vẫn luôn là vấn đề nan giải

Hàng loạt các vi phạm vẫn liên tục được cảnh báo trên website của Cục An toàn Thực phẩm, thế nhưng, công tác xử lý vi phạm vẫn còn nhiều hạn chế...

Từ thực trạng trên khiến dư luận không khỏi quan ngại về việc những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cá nhân vì lợi nhuận, tung ra thị trường sản phẩm thực phẩm chức năng không đạt chất lượng, thậm chí là hàng giả, hàng nhái đe dọa sức khỏe người tiêu dùng,… Ai sẽ là người quản lý?

Trong khi đó, nhắc đến thực phẩm chức năng, dư luận không khỏi không nhắc đến những vi phạm tràn lan hiện nay, đó là một thị trường hỗn loạn, “vàng thau lẫn lộn”, đặc biệt là vấn nạn quảng cáo sai sự thật, công dụng của sản phẩm, dùng hình ảnh của các cá nhân, tổ chức,… nhằm đạt được mục đích bán hàng, đây là hiện trạng diễn ra phổ biến trong nhiều năm qua, thế nhưng, vẫn chưa có nhiều biến chuyển về việc xử lý sai phạm… các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo thực phẩm chức năng thường chỉ bị xử phạt hành chính với mức xử phạt chưa đủ sức răn đe cùng với biện pháp bổ sung là gỡ bỏ nội dung quảng cáo.

Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm, chỉ tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2020, đơn vị này đã xử phạt 45 công ty sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng vi phạm, với số tiền phạt hơn 2,6 tỷ đồng, sai phạm chủ yếu được các cơ quan quản lý chỉ ra đó là những hành vi quảng cáo không đúng công dụng sản phẩm, lừa dối người tiêu dùng, gây hiểu nhầm như thuốc chữa bệnh,…

Liệu, những con số này đã đủ thuyết phục người tiêu dùng trước hàng loạt những vi phạm đang diễn ra tràn lan hàng ngày trên các website, các mạng xã hội,…?

Nhiều website vẫn ngang nhiên quảng cáo sai công dụng, gây hiểu nhầm, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng...

Nhiều website vẫn ngang nhiên quảng cáo sai công dụng, gây hiểu nhầm, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng...

Đặc biệt, mặc dù đã nhiều lần được điểm mặt, chỉ tên trên chính những cảnh báo tại website của Cục An toàn thực phẩm nhưng không ít sản phẩm thực phẩm chức năng vẫn tỏ ra “nhờn” luật như quảng cáo các sản phẩm Vương Liễu Số 1, Vương Liễu Số 2, của Công ty TNHH kinh doanh dược phẩm Bảo An, địa chỉ Tầng 9 tòa nhà Intracom số 33 đường Cầu Diễn, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội…    

Vậy, kẽ hở nào để những vi phạm này tồn tại? Trong khi, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế đã chỉ đạo quyết liệt xử lý vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng, thậm chí nếu có dấu hiệu hình sự, yêu cầu chuyển cơ quan công an xử lý theo quy định tại Điều 197 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Thông tin với báo chí về thực trạng quảng cáo thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội - Trần Văn Chung cho rằng: “đây là những hành vi bất chấp luân thường đạo lý”.

Ông Chung lý giải, chẳng hạn, với những bệnh nhân mắc bệnh ung thư nếu phát hiện sớm, tuân thủ điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế, tiến hành phẫu thuật hoặc xạ trị thì có thể khỏi bệnh hoặc ít nhất cũng kéo dài cuộc sống. Thế nhưng, vì tin vào quảng cáo thực phẩm chức năng có thể chữa được bách bệnh nên người bệnh mua về dùng và khi họ dùng thực phẩm chức năng không khỏi, quay lại bệnh viện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, can thiệp cũng không còn hiệu quả cao.

Bất cập ở đây là gì? Tại sao công tác quản lý, xử lý vi phạm liên quan đến thực phẩm chức năng vẫn mãi rơi vào bế tắc?

Trước đó, liên quan đến thực trạng quản lý thực phẩm chức năng, Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cũng đã chỉ ra một số bất cập như: việc các Viện kiểm nghiệm không thuộc cơ quan kiểm nghiệm độc lập, mà đều thuộc các cơ quan chủ quản là người cấp phép nên rất khó bảo đảm tính khách quan, hơn nữa, quy định cho phép cá nhân tự công bố sản phẩm, tự chịu trách nhiệm với sản phẩm do cơ sở của mình sản xuất, cơ quan quản lý Nhà nước chỉ thực hiện công tác hậu kiểm cũng được cho là một kẽ hở...

Theo Luật sư Nguyễn Thành Luân – Giám đốc Công ty luật Việt Hà: “Trong các quy định quản lý thực phẩm chức năng cũng nêu rất rõ, trách nhiệm của các đơn vị nhập khẩu, sản xuất, vậy nên, muốn xử lý dứt điểm hiện trạng hiện nay, thì cứ phải “nhổ cỏ tận gốc”, đừng bắt sâu từ ngọn, sản phẩm của anh nào đăng ký chịu trách nhiệm thì cứ xử phạt anh đấy, bất luận các quảng cáo sai phạm anh có vận hành hay không. Làm được như vậy, cũng sẽ nâng cao hơn nữa tinh thần đấu tranh với vi phạm từ chính các doanh nghiệp…”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Loạn vi phạm thực phẩm chức năng: Đừng bắt sâu từ ngọn? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714349389 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714349389 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10