Lợi nhuận ngân hàng tư nhân nhóm đầu gọi tên ngân hàng nào?

Hà Phương 12/02/2018 08:44

Ở nhóm ngân hàng cổ phần tư nhân, 2 ngôi sao mới nổi là Techcombank và VPBank cán mốc doanh thu trên 8000 tỷ đồng...

Lợi nhuận bứt phát VPBank tiếp tục giữ vị trí quán quân

Lợi nhuận bứt phát VPBank tiếp tục giữ vị trí quán quân

Doanh thu cán mốc trên 8.000 tỷ đồng

Báo cáo tài chính vừa công bố cho thấy, VPBank và Techcombank bứt tốc và đều đạt lợi nhuận trên 8.000 tỷ trong năm 2017, xếp vị trí thứ nhất và thứ 2 trong bảng xếp hạng lợi nhuận nhóm ngân hàng tư nhân.

Lợi nhuận trước thuế của nhóm các ngân hàng dẫn đầu hệ thống trong 3 năm qua làm giới đầu tư chú ý đến các nhóm ngân hàng tư nhân, đó là VPBank, Techcombank và MB. Rất nhiều các chuyên gia cho rằng, bản thân mỗi ngân hàng không tự tái cơ cấu rất dễ bị các đàn em vượt mặt và điều đó nay đã trở thành sự thật.

Lấy kinh doanh “cốt lõi” làm trọng tâm

Nhìn từ VPBank cho thấy, trong suốt 3 năm qua ngân hàng luôn tăng trưởng vượt bậc và được giới đầu tư đánh giá cao. Vậy sự khác biệt trong kinh doanh của VPBank là gì, đó chính là tạo được sự khác biệt nhờ nắm bắt cơ hội và tận dụng cơ hội tốt hơn khi có "con gà đẻ trứng vàng" Fe Credit.

Theo số liệu báo cáo tài chính từ năm 2015 đến nay, lợi nhuận của VPbank đã tăng gấp hơn 2 lần, trong đó Fe Credit góp công một nửa. Trên thị trường chứng khoán, phiên giao dịch đóng cửa ngày 9/2/2018 giá cổ phiếu VPB đạt mức 52.000 đồng, chỉ chịu thấp hơn có VCB của Vietcombank, và vốn hóa hơn 79.000 tỷ tương đương khoảng 3,5 tỷ USD.

Tiếp đó, Techcombank trong khi đó cũng không kém cạnh, khi lợi nhuận tăng trưởng gấp đôi trong 3 năm liên tiếp trở lại đây. Nếu VPBank có “con gà đẻ trừng vàng” Fe Credit thì Techcombank dựa vào các mảng kinh doanh cốt lõi là bán lẻ và dịch vụ.

Năm 2017, lãi từ các nguồn phi tín dụng đã chiếm tỷ trọng 45% trong tổng doanh thu của ngân hàng này, từ mức trên dưới 30% các năm trước đó.

Trên thị trường OTC giá cổ phiếu Techcombank cũng bứt phá ngoạn mục khi đã tăng gấp hơn 3 lần kể từ đầu năm ngoái tới nay, với giá giao dịch trên OTC hiện đã cán mức 70.000 đồng/cổ phiếu.

Vì sao các ngân hang tư nhân này có sự bứt phá mạnh như vậy? Trao đổi với chúng tại các cuộc họp ngân hàng cuối năm, CEO Nguyễn Đức Vinh của VPBank là lựa chọn phân khúc cho vay tiêu dùng dù tín dụng rủi ro cao hơn. Còn CEO Nguyễn Lê Quốc Anh của Techombank, thì chọn bán lẻ và dịch vụ cho vay DN SME làm phân khúc trọng tâm phát triển.

Từ những kết quả kinh doanh vượt bậc này có thể thấy, nhóm ngân hàng tư nhân đang có sự bứt phá rất mạnh mẽ, nếu bản thân các ngân hàng khác cũng đang có những lợi thế về khách hàng chuyên biệt, có trong tay một công ty tài chính đầy tiềm năng như MB, HDBank. Nhưng nếu không có sự thay đổi quản trị, tìm hướng đi riêng biệt trong thời gian tới thì vị trí số một không những rất khó có thể giành lại được mà thậm chí các vị trí sau còn bị những ngân hàng "đàn em" như ACB, Sacombank, SeaBank… tiếp tục giành giật ngôi vị này….

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Lợi nhuận ngân hàng tư nhân nhóm đầu gọi tên ngân hàng nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO