Lúng túng quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ thương hiệu thời hội nhập

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều doanh nghiệp còn lúng túng khi đụng đến quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp mình như: thông tin pháp luật về nhãn hiệu/quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và quốc tế...

>>> Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi): Tạo cú hích cho đổi mới sáng tạo

Nhận định được đưa ra tại toạ đàm về Tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu dưới góc nhìn của pháp lý và thực tiễn vừa diễn ra ở TP HCM. Luật sư Phạm Vũ Khánh Toàn - Trưởng VP Luật sư Phạm & Liên danh, ông Lê Quốc Vinh - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Le Group of Companies, Thạc sĩ David Tân Nguyễn - Chủ tịch BrainGroup kiêm Giám đốc Chiến lược BrainMark Vietnam đã chia sẻ những góc nhìn về vấn đề này và làm thế nào để xây dựng thương hiệu, đăng ký sở hữu trí tuệ và làm chiến lược thương hiệu, vì sự phát triển bền vững của những thương hiệu Việt.

Tọa đàm về Tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu dưới góc nhìn của pháp luật và thực tiễn đưa ra nhiều ví dụ và các vụ tranh chấp

Tọa đàm về Tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu dưới góc nhìn của pháp luật và thực tiễn tại TP HCM

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của nền kinh tế toàn cầu, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp Việt ngày càng quan tâm đến hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng. Đặc biệt, vấn đề xây dựng thương hiệu đóng một vai trò rất quan trọng trong việc định danh doanh nghiệp trên thị trường cũng như hoạt động mở rộng thị phần của doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, hiện còn rất nhiều vấn đề mà nhiều doanh nghiệp còn lúng túng khi đụng đến quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp mình như: thông tin pháp luật về nhãn hiệu/quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và quốc tế; Quy trình, thời gian cấp quyền theo Luật sở hữu trí tuệ; Các nguy cơ có thể xảy ra tranh chấp, khiếu kiện nhãn hiệu; Hiện trạng tranh chấp pháp lý giữa các doanh nghiệp liên quan đến nhãn hiệu/quyền sở hữu trí tuệ; và thực tế đã có nhiều trường hợp cụ thể đã, đang có nguy cơ xảy ra tranh chấp hay những trường hợp sử dụng 1 danh từ/cụm danh từ/từ chung tiếng Anh/và tiếng Việt/danh từ không được bảo hộ riêng

Chia sẻ tại tọa đàm, Luật sư Phạm Vũ Khánh Toàn - Trưởng VP Luật sư Phạm & Liên danh chỉ rõ một số những quan điểm chưa phù hợp của doanh nghiệp hiện nay như: “Trong kinh doanh, doanh nghiệp hay dùng nhãn hiệu và thương hiệu để chỉ sản phẩm, nhưng trong văn bản quy phạm pháp luật dùng từ “nhãn hiệu” chứ không dùng thuật ngữ thương hiệu. Tại Việt Nam, hiện khá phổ biến tình trạng các doanh nghiệp còn chủ quan trong việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho nhãn hiệu/ thương hiệu của mình. Nhiều doanh nghiệp cứ nghĩ đã “khai sinh” ra thương hiệu và cứ tiến hành quảng bá, thậm chí có những doanh nghiệp còn không quan tâm đăng ký, dẫn tới trường hợp doanh nghiệp khác đã đăng ký, đến khi có tranh chấp, nhờ luật sư kiện, không những khó “giải oan” được mà còn mất uy tín, ảnh hưởng tới kinh doanh”.

>>> Bảo hộ tác phẩm thời công nghệ (kỳ 1): AI có mâu thuẫn với sở hữu trí tuệ?

Bên cạnh đó, theo Luật sư Phạm Vũ Khánh Toàn, doanh nghiệp khi tạo ra thương hiệu cần lưu ý: “Thứ nhất tập hợp từ 1-2 chữ cái khi ghép lại không có khả năng phát âm (ví dụ T, Z) - thì pháp luật không cho bảo hộ. Nếu được bảo hộ thì vẫn được bảo hộ là: “nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể, không bảo hộ riêng T, Z”. Như vậy sau này ai cứ sử dụng riêng T, Z thì như vậy sẽ ảnh hưởng cho doanh nghiệp. Trường hợp thứ hai, sử dụng thuật ngữ mang tính mô tả sản phẩm hoặc tên thông thường của sản phẩm. Ví dụ tên một địa danh như “Sài Gòn” sẽ không bảo hộ riêng. Hay với từ “true milk” - hoàn toàn là mô tả sản phẩm và Cục Sở hữu trí tuệ không bảo hộ từ này, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng được đăng ký có quyền gắn vào đó từ “true milk” vào sản phẩm”.

Ông Lê Quốc Vinh

Ông Lê Quốc Vinh

Theo ông Lê Quốc Vinh - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Le Group of Companies (Le Bros): “Nhãn hiệu “Đẹp” là một danh từ chung, nên nhãn hiệu Tạp chí Đẹp nổi tiếng của bên ông không được bảo hộ từ “Đẹp” như là tên riêng độc quyền. Tuy nhiên công ty ông đã dùng sự sáng tạo để xây dựng rất nhiều giá trị cho thương hiệu đó từ cách thể hiện đến nội dung nên sản phẩm đã in sâu vào tâm trí của người tiêu dùng và không bị nhầm lẫn với những cái tên na ná như Đẹp Fashion … Đây là cách chúng tôi “tự bảo hộ” tốt nhất cho danh từ chung khó được bảo hộ như Đẹp” – ông Vinh khẳng định.

"Đẹp" là một trong những nhãn hiệu trong hệ sinh thái của Le Bros. Tập đoàn này vừa kỷ niệm tròn 20 năm thành lập và trong suốt quá trình hoạt động truyền thông, thương hiệu, marketing, tư vấn chiến lược thương hiệu..., ông Vinh cho biết đã gặp rất nhiều trường hợp có thể tranh chấp, nhầm lẫn; mà việc "bảo hộ" chắc chắn nhất vẫn là làm sao để xây dựng được tinh thần thương hiệu, "đóng dấu ấn" thương hiệu vào thị trường.

Liên quan đến câu chuyện xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về vi phạm sở hữu trí tuệ, Luật sư Toàn cho biết: “Hiện nay các cơ quan như quản lý thị trường, tòa án thường nhờ các tổ chức liên quan giám định hàng hóa xem có vi phạm hay không. Chẳng hạn một vụ án về sức khoẻ thì tổ chức về y tế sẽ giám định sức khoẻ nhưng tổ chức giám định không có quyền kết luận đúng, sai mà phải là cơ quan có thẩm quyền. Hay như Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ hiện nay đang làm thay cơ quan quản lý nhà nước và toà án kết luận đơn vị nào đó có vi phạm hay không? Cái này là không phù hợp và trên thế giới không có tổ chức nào như vậy cả. Còn các cơ quan quản lý nhà nước nếu thấy vi phạm không rõ ràng thì cần khuyến cáo doanh nghiệp gửi văn bản lên Cục Sở hữu trí tuệ để có hướng dẫn cụ thể, hoặc đưa nhau ra toà để rõ ràng chặt chẽ hơn về mặt pháp lý. Vì cơ quan quản lý nhà nước chỉ có quyền xử lý hành chính khi nhãn hiệu có lỗi với xã hội và người tiêu dùng” - Luật sư Toàn nhấn mạnh.

Cũng liên quan đến vấn đề xử phạt của các cơ quan chức năng trong trường hợp chưa rõ ràng về vi phạm của doanh nghiệp, cũng như cơ quan nào đủ thẩm quyền ra quyết định xử phạt, thạc sĩ David Tân Nguyễn - Chủ tịch BrainGroup, Giám đốc Chiến lược BrainMark Vietnam nhận xét: “Việc xử phạt không rõ ràng gây hệ luỵ rất lớn cho doanh nghiệp, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng là họ không nhận biết được sản phẩm có thực sự bị vi phạm hay không? Cơ quan nào mới đủ thẩm quyền? Nếu người tiêu dùng hiểu doanh nghiệp thì câu chuyện sẽ khác nhưng có người lại tin vào thông tin không chính thức thì bao nhiêu nỗ lực trong quá khứ của doanh nghiệp sẽ mất đi khi người tiêu dùng quay lưng. Doanh nghiệp sẽ thiệt hại rất lớn, mất thi trường, sản phẩm còn nhưng xây lại thương hiệu sẽ mất thời gian và khó hơn, tốn kém hơn. Vì vậy, khi đã làm rõ câu chuyện có vi phạm hay không? Nếu doanh nghiệp không vi phạm thì phải quay lại vấn đề ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho doanh nghiệp”.

Theo các diễn giả tham gia tọa đàm, thương hiệu/ nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ. Cùng với sáng chế, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, thương hiệu chính là đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ bởi pháp luật. Trên thực tế, thương hiệu/nhãn hiệu có vai trò rất quan trọng, quyết định đến thành bại của doanh nghiệp. Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các doanh nghiệp tham gia thị trường, bất kể thành phần kinh tế nào. Điều này được quy định trong Luật Sở hữu Trí tuệ, và các quy định khác của Việt Nam, cũng như quốc tế. 

Từ đó, các diễn giả khuyến cáo: để tránh các tranh chấp đáng tiếc, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là điều cực kỳ quan trọng, và doanh nghiệp cần phải làm sớm để tránh những rủi ro về pháp lý cũng như ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Luật sư Phạm Vũ Khánh Toàn

Luật sư Phạm Vũ Khánh Toàn

Trong bối cảnh đi ra thị trường quốc tế, hội nhập, Luật sư Phạm Vũ Khánh Toàn cũng đưa ra nhiều trường hợp "bất cẩn" trong đặt tên thương hiệu, nhãn hiệu, có thể gây tác động ngược do tên thương hiệu, nhãn hiệu soi chiếu bằng ngôn ngữ của thị trường bản địa mà doanh nghiệp tiếp cận, sẽ có hàm nghĩa xấu. Do đó, ông đặc biệt lưu ý khi tạo ra thương hiệu, doanh nghiệp cần: “Thứ nhất tập hợp từ 1-2 chữ cái khi ghép lại không có khả năng phát âm (ví dụ T, Z) - thì pháp luật không cho bảo hộ. Nếu được bảo hộ thì vẫn được bảo hộ là: “nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể, không bảo hộ riêng T, Z”. Như vậy sau này ai cứ sử dụng riêng T, Z thì như vậy sẽ ảnh hưởng cho doanh nghiệp. Trường hợp thứ hai, sử dụng thuật ngữ mang tính mô tả sản phẩm hoặc tên thông thường của sản phẩm. Ví dụ tên một địa danh như “Sài Gòn” sẽ không bảo hộ riêng. Hay với từ “true milk” - hoàn toàn là mô tả sản phẩm và Cục Sở hữu trí tuệ không bảo hộ từ này, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng được đăng ký có quyền gắn vào đó từ “true milk” vào sản phẩm”.

“Tôi chỉ có lời khuyên ngắn gọn: Đụng đến pháp luật là khó rồi, ví dụ bảo hộ thương hiệu không chỉ áp dụng pháp luật nhãn hiệu hàng hóa đâu mà trên thế giới bảo vệ pháp luật hàng hóa, sau đó là chống cạnh tranh không lành mạnh, sau nữa là bảo vệ quyền tác giả”, Luật sư Khánh Toàn nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lúng túng quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ thương hiệu thời hội nhập tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711705132 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711705132 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10