Mai Linh lỗ đậm và câu chuyện “mất khách” của taxi truyền thống

Diendandoanhnghiep.vn Tập đoàn Mai Linh vừa báo cáo lỗ bốn năm liên tiếp, trong đó hai năm gần nhất lỗ đậm vì hoạt động kinh doanh taxi sa sút. Đâu là nguyên nhân?

>>>Có nên gộp taxi công nghệ với taxi truyền thống thành một?

Khó chồng khó…

Mới đây, Tập đoàn Mai Linh đã đưa ra Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2021. Theo đó, Tập đoàn này đã ghi nhận khoản lỗ sau thuế 271 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 185 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2020. Mặc dù chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều được tiết kiệm đáng kể nhưng công ty vẫn không tránh được khoản lỗ nặng vì taxi, mảng kinh doanh cốt lõi, bị ngưng trệ trong nhiều tháng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Tập đoàn Mai Linh vừa báo cáo lỗ bốn năm liên tiếp.

Tập đoàn Mai Linh báo cáo lỗ bốn năm liên tiếp, trong đó mảng taxi đang gặp khó.

Doanh thu của Mai Linh đạt mức 1.070 tỷ đồng vào năm 2021, giảm 32% so với cùng kỳ và không hoàn thành kế hoạch. Ban lãnh đạo công ty cho biết dịch vụ taxi đóng góp khoảng 72% vào tổng doanh thu, giảm mạnh so với mức gần 82% của năm trước. Nguồn thu còn lại đến từ cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa phụ tùng, cho thuê phương tiện, quảng cáo.

Trên thực tế, công ty đã báo lỗ bốn năm liên tiếp kể từ khi hợp nhất ba công ty ở ba miền thành Tập đoàn Mai Linh năm 2018. Lỗ luỹ kế khiến vốn chủ sở hữu của công ty vào cuối năm ngoái còn chưa đến … 3 tỷ đồng. Trong khi đó, nợ phải trả xấp xỉ 4.200 tỷ đồng.

Đặc biệt, trong báo cáo công bố mới đây, Hội đồng quản trị Tập đoàn Mai Linh đã thừa nhận công ty đang mất cân đối tài chính bởi không tránh khỏi những ảnh hưởng từ việc kinh tế sụt giảm; thu nhập người lao động bấp bênh; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tăng và tâm lý thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, giá nhiên liệu và chuỗi cung ứng toàn cầu chưa hồi phục sau đại dịch đã tác động không nhỏ đến kết quả kinh doanh.

>>>Cần giải pháp căn cơ để “gỡ khó” cho doanh nghiệp taxi sau… “bão dịch”

>>>Gộp taxi công nghệ với taxi truyền thống: Cần trọng tài cho sân chơi bình đẳng

Thế khó của các hãng taxi truyền thống

Năm 2014, hai “gã khổng lồ” gọi xe trên thế giới là Uber và Grab lần lượt xuất hiện tại thị trường Việt Nam. Đây là loại dịch vụ cung cấp vận chuyển trực tuyến thông qua việc sử dụng công nghệ dựa trên vị trí (LPS), GPS (Hệ thống định vị toàn cầu) và đặt xe thông qua thiết bị di động.

Trong khi các ứng dụng gọi xe công nghệ ngày càng tăng trưởng mạnh.

Trong khi các ứng dụng gọi xe công nghệ ngày càng tăng trưởng mạnh.

Ngay sau đó, với sự phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng gọi xe công nghệ đã khiến các hãng taxi truyền thống chao đảo. Tình hình kinh doanh tụt dốc, nhiều hãng phải cắt giảm nhân viên để bù trừ chi phí. Thậm chí, chỉ sau 5 năm thâm nhập của những ứng dụng này, đã có tới 40 hãng taxi truyền thống biến mất trên thị trường. Đặc biệt sau khi Grab “thôn tính” xong Uber, và “một mình một ngựa” tại thị trường gọi xe Việt Nam thì cuộc chiến thị phần càng trở nên mệt mỏi với các hãng taxi truyền thống.

Mặc dù, thời gian đầu khi xuất hiện tại Việt Nam, người tiêu dùng còn khá e dè. Nhưng, dần dần bằng sự tiện lợi và phù hợp cao với nhu cầu sử dụng, các ứng dụng gọi xe công nghệ đã thể hiện được ưu thế vượt trội của mình với các hãng taxi truyền thống. Lợi thế của họ là sự tiện lợi, với tỷ lệ rất cao người dân sử dụng điện thoại thông minh, chỉ cần cài đặt ứng dụng rất nhẹ và có internet, bất cứ ai ở đâu cũng có thể tìm kiếm một dịch vụ di chuyển dễ dàng trong các đô thị của Việt Nam.

Chưa hết, với túi tiền “không đáy” từ các công ty mẹ nước ngoài, các ứng dụng gọi xe công nghệ tại Việt Nam liên tục có những ưu đãi với người dùng, điều mà các hãng taxi truyền thống, ngay cả lớn như Mai Linh cũng không làm được.

Trong khi, các hãng taxi truyền thống lại rất hạn chế về nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính trong khi chi phí vận hành lại quá lớn so, khiến cho giá cả chuyến đi bị đẩy lên khá cao. Thêm vào đó, sự minh bạch, rõ ràng trong việc di chuyển của các lái xe cũng là một thách thức lớn cho chiến lược giữ chân khách hàng của taxi truyền thống.

Mới đây, trên mạng xã hội đã lan truyền clip do một người phụ nữ quay lại cảnh trao đổi với một lái xe taxi. Theo nội dung clip, hai người phụ nữ đi taxi từ Bệnh viện Mắt Trung ương (phố Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) về khu đô thị Vinhomes OceanPark Gia Lâm (huyện Gia Lâm, Hà Nội). Khi đến nơi, đồng hồ tính tiền báo 519.000 đồng.

Không đồng tình với số tiền này, hai người phụ nữ thắc mắc với tài xế và được cho biết giá tiền là 20.000 đồng/km. Sau đó, khách đã gọi cho tổng đài và được biết giá hãng là 12.500 đồng/km. Tiếp tục, người phụ nữ trong clip chất vấn lái xe về việc “vì sao chị phải trả 519.000 đồng cho 14km”? Tài xế khi đó trình bày là có nhiều lịch trình đi khác nhau, có đường ngắn, đường dài nhưng vị khách không chấp nhận lý do này. Chị nói tài xế taxi phải biết và phải chọn quãng đường ngắn và tối ưu nhất cho khách.

Mặc dù, sau đó hãng taxi này đã có hình thức xử lý với lái xe trên, nhưng sự việc trên cũng cho thấy lý do tại sao các hãng taxi truyền thống đang ngày càng khó giữ chân được khách hàng khi sự rõ ràng và minh bạch trong các chuyến đi rất kém.

Có thể, đã đến lúc các hãng taxi truyền thống cần phải làm gì đó để thay đổi, trước hết là để không còn phải “gồng lỗ” và sau đó là tìm kiếm sự phát triển trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mai Linh lỗ đậm và câu chuyện “mất khách” của taxi truyền thống tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713569599 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713569599 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10