Khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014, các nước láng giềng ở Biển Đen lo ngại rằng Nga có thể thiết lập chiến lược "A2/AD" (chống tiếp cận/chống xâm nhập) về mặt quân sự.
>>Tấn công cảng biển, Nga muốn “bóp nghẹt” kinh tế Ukraine?
Việc thiết lập A2/AD để ngăn đối thủ xâm nhập vào một khu vực nhất định, ngăn chặn việc tiếp cận các tuyến đường thủy và không phận quan trọng. Đây được coi là cốt lõi trong chiến lược của Trung Quốc chống lại Mỹ ở các vùng biển Đông và Hoa Đông.
Tuy nhiên, những gì đã xảy ra trên đảo Rắn ở Biển Đen, một tiền đồn chiến lược nằm ngoài khơi bờ biển phía Tây Nam của Ukraine, cho thấy Nga sẽ gặp nhiều khó khăn khi áp dụng chiến lược A2/AD vào thực tế.
Khi bắt đầu cuộc chiến tại Ukraine, hai tàu chiến của Nga đã tấn công và chiếm đảo Rắn. Sau một loạt các cuộc không kích liên tục của các lực lượng Ukraine, bao gồm cả máy bay không người lái do Thổ Nhĩ Kỳ bán cũng như pháo và tên lửa từ các khu vực ven biển, các lực lượng Nga kết luận rằng việc giữ vững đảo Rắn là không bền vững. Vào tuần trước, Nga tuyên bố rút quân đồn trú tại đây như một "cử chỉ thiện chí".
Điều này diễn ra sau vụ đánh chìm tàu tuần dương hạm Moskva của Nga vào tháng 4 vừa qua, bởi vũ khí được cho là tên lửa chống hạm của tổ hợp ZhK-360MTS (Neptune) Hải Vương Tinh của Ukraine.
Các chuyên gia quân sự coi việc Nga rút khỏi Đảo Rắn là một thất bại trong việc thiết lập A2/AD ở Biển Đen. Tàu Moskva từng là hệ thống phòng thủ tên lửa chính của hạm đội Nga. Nhưng với việc Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa eo biển của mình đối với tất cả các tàu hải quân sau khi bắt đầu chiến tranh đã ngăn cản Nga điều thêm tàu hải quân vào Biển Đen.
"Sau khi soái hạm Moskva của Nga bị đánh chìm bởi một cuộc tấn công của Ukraine, quân đội Nga đã cố gắng củng cố tuyến phòng thủ đảo Rắn bằng các hệ thống phòng không để củng cố sức mạnh ở phía Tây Bắc Biển Đen", ông Yevgeniya Gaber, một cựu quan chức ngoại giao Ukraine hiện đang là thành viên không thường trưc tại Hội đồng Đại Tây Dương ở Thổ Nhĩ Kỳ nhận định và cho biết thêm: Nga phải rút lui, vì họ không thể bổ sung lực lượng để bảo vệ các tàu tuần tra của mình trong khu vực.
>>Chiếm giữ các cảng biển của Ukraine, Nga đang toan tính gì?
Trao đổi trên Asia Nikkei, ông Tayfun Ozberk, một cựu sĩ quan hải quân Thổ Nhĩ Kỳ và là một nhà phân tích hải quân cho biết: "Đảo Rắn có thể rất hữu ích cho Nga trong một chiến dịch đổ bộ trong tương lai chống lại Odesa với chức năng như một căn cứ hậu cần nhỏ. Nếu họ có thể thiết lập một căn cứ trên bộ bền vững, họ có thể đã tạo ra chiến lược A2/AD ở phía Tây Bắc của Biển Đen và tăng khả năng răn đe".
Đảo Rắn nằm cách bờ biển Ukraine khoảng 35 km và cách Odesa 140 km về phía Đông Nam, nơi có một trong những cảng lớn nhất trong lưu vực Biển Đen, và nằm gần biên giới biển với Romania, thành viên NATO. Theo ông Can Kasapoglu, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu an ninh và quốc phòng tại Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ (EDAM), cho biết Nga đã trải qua ba lần thất bại tình báo lớn trong các hoạt động ở Biển Đen cho đến nay.
"Nga nghĩ rằng tên lửa Neptune của Ukraine vẫn chưa hoạt động, và điều này khiến họ phải trả giá bằng tàu tuần dương Moskva. Nga cũng đã đánh giá thấp khả năng của máy bay không người lái mà Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp cho Ukraine. Việc mất Đảo Rắn đã làm giảm đáng kể cơ hội để Nga tổ chức tấn công vào cảng Odesa", ông Kasapoglu nói.
Hiện nay, Ukraine đã phát triển một hệ thống phòng thủ nhiều lớp với sự xuất hiện của các hệ thống phòng thủ bờ biển với các tầm bắn khác nhau trên Đảo Rắn, bao gồm tên lửa chống hạm đối đất Brimstone, Neptune và Harpoon. Giờ đây, Nga sẽ khó chiếm lại khu vực này vì những vũ khí này cơ động và liên tục thay đổi địa điểm. Chuyên gia Kasapoglu đánh giá, 80% lực lượng hải quân Nga sẽ chìm trước khi đến Odesa.
Chính vì vậy, các chuyên gia cho rằng, thất bại của Nga tại đảo Rắn là bài học cho Trung Quốc về việc thực hiện chiến lược A2/AD tại các vùng biển. Sau khi chiếm Crimea, Nga đã đầu tư rất nhiều vào lực lượng hải quân của mình, cả về vũ khí và trang bị, nhưng không quá chú trọng vào khâu đào tạo, hậu cần và chỉ huy.
“Ngay cả khi bạn có vũ khí, nếu không có nhân sự được đào tạo, bạn sẽ bị thiệt hại rất nhiều. Bài học của Nga tại đảo Rắn chính là một minh chứng", ông Ichiro Shinkai, chuyên gia cấp cao tại Viện Tư vấn Quản lý Dữ liệu NTT của Nhật Bản nói.
Có thể bạn quan tâm
Chiến sự Nga - Ukraine: Phần thắng sẽ thuộc về ai?
05:10, 06/07/2022
Thất thủ ở Lugansk, Ukraine sẽ phản công Nga ở phía Nam?
13:42, 05/07/2022
Nga kiểm soát toàn bộ Lugansk, Donbass sẽ sớm "vỡ trận"?
15:02, 04/07/2022
Lộ diện "phần băng chìm" trong chiến sự Nga- Ukraine
05:10, 04/07/2022
Thêm nhiều vũ khí tối tân, Ukraine sẽ đảo ngược tình thế trước Nga?
04:01, 04/07/2022