Lộ diện "phần băng chìm" trong chiến sự Nga- Ukraine

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 04/07/2022 05:10

Tất cả những gì thế giới nhìn thấy trong chiến sự Nga- Ukraine chỉ là một số "phần nổi” của tảng băng; còn những "phần chìm" đang dần lộ diện...

Nga ngày càng kiểm soát nhiều hơn lãnh thổ Ukraine (Đồ họa: BBC)

Nga ngày càng kiểm soát nhiều hơn lãnh thổ Ukraine (Đồ họa: BBC)

>>Tấn công Ukraine, Nga đã "dính bẫy" phương Tây?

Tất cả những gì thế giới nhìn thấy ở Ukraine chỉ là “3 phần nổi” của tảng băng, “7 phần chìm" còn lại đang dần lộ diện, đó là mâu thuẫn chồng chất giữa hai hệ thống chính trị, hai quan điểm về toàn cầu hóa, hội nhập, hai học thuyết khác nhau về an ninh quốc gia,…

Nổi lên hiện nay là cuộc đấu về kinh tế - với vai trò là vũ khí chủ lực mà phương Tây công khai sử dụng nhằm vào Nga. Sau 5 tháng chiến tranh nổ ra, hai phía đều "dính đòn", cục diện chỉ có thể định đoạt khi và chỉ khi có một bên kiệt quệ toàn diện. Bởi đến nay, mọi nỗ lực hòa đàm đều đã "tan thành mây khói".

Hơn 8.000 điều khoản cấm vận của Mỹ và phương Tây đã đẩy Nga về một cực đơn lẻ, ông Putin đang đối diện với tình cảnh bị cô lập, bao vây tứ phía. Các quốc gia lân cận lần lượt tìm tới NATO để phòng trừ khả năng bị Nga tấn công vũ trang.

Trong khi đó, dầu thô và khí đốt được xem là “cỗ máy chiến tranh” uy lực nhất hiện có trong tay Putin, nhưng châu Âu đã đi nước cờ táo bạo, dần cắt đứt toàn bộ lượng dầu nhập khẩu từ Nga cho đến cuối năm nay. Có nghĩa là Nga mất khoảng 100 tỷ USD từ châu Âu và Anh.

Tuy nhiên, Nga vẫn bán được dầu cho Trung Quốc và Ấn Độ và một số quốc gia Nam Á với giá cao hơn nhiều so với trước thời điểm ngày 24/2 năm nay. Tuy vậy, không ai chắc rằng, Nga có thể giao dịch dầu mỏ “trong bóng tối” mãi như vậy.

Các nước nhập dầu Nga sẽ không đặt vấn đề về giá một khi đã lấp đầy kho dự trữ? Ai đảm bảo rằng, các nhà xuất khẩu dầu mỏ OPEC không phớt lờ vai trò của Nga để tăng sản lượng để kiếm lời?

Bản đồ năng lượng châu Âu lần đầu tiên thay đổi sau nhiều thập kỷ, Mỹ chính thức soán ngôi Nga trở thành nhà cung cấp khí hóa lỏng (LNG) lớn nhất cho “lục địa già”. Giờ đây, thị trường khí đốt trị giá 43 tỷ USD ở châu Âu sắp bị Washington nẫng mất.

Nguồn cung khí đốt của Nga qua đường ống “Dòng chảy phương Bắc” (Nord Stream) đã bị cắt giảm 60% do các vấn đề kỹ thuật xuất phát từ các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga.

>> Tấn công Ukraine, Nga đã "dính bẫy" phương Tây?

Hầu hết công ty đa quốc gia đã rời khỏi thị trường Nga, rồi đây sẽ sạch bóng nhà đầu tư nước ngoài, lỗ hổng này quá lớn. Trước khi chiến sự Nga- Ukraine nổ ra, Nga thu hút đầu tư nước ngoài hàng đầu ở châu Âu. Khu vực kinh tế này tăng trưởng đều đặn 16%, tạo ra 25.000 việc làm mỗi năm. Nga gần như sẽ khó thu hút FDI trở lại sau chiến sự Nga- Ukraine.

Một số ngành công nghiệp trọng yếu của Nga gần như “chết lâm sàng” do thiếu linh kiện, đặc biệt thương hiệu dòng xe hơi Granta của nhà sản xuất Lada thậm chí không có túi khí và điều hòa nhiệt độ, không ABS cũng như ESC!

Công nghiệp ô tô Nga thiếu linh kiện trầm trọng (Ảnh: Reuters)

Công nghiệp ô tô Nga thiếu linh kiện trầm trọng (Ảnh: Reuters)

Kinh tế Nga lao dốc, ước tính suy thoái 7,8% trong năm nay theo truyền thông nhà nước Nga. Tuy nhiên theo đánh giá của Viện Tài chính quốc tế, con số suy thoái của Nga sẽ gấp đôi như thế.

Vấn đề là người dân Nga chịu được bao lâu, ứng xử thế nào trong hoàn cảnh tiến dần tới đói nghèo, tụt hậu; tiếp cận với thông tin “trái chiều” về cuộc chiến mà Nga tiến hành ở Ukraine?.

Trung Quốc được cho là thân thiết với Nga - nhưng Bắc Kinh lại quá nhiều toan tính lợi ích xung quanh chiến sự Nga- Ukraine. Họ được mua dầu Nga với chiết khấu cao, tạm thời thoát khỏi tầm ngắm của Mỹ, rảnh tay thực hiện hàng loạt động thái ngoại giao ở Nam Thái Bình Dương cũng như rốt ráo trên Biển Đông. Và quan trọng hơn, chiến sự Nga- Ukraine càng kéo dài, thì Nga sẽ càng phụ thuộc nhiều hơn về mặt kinh tế vào Trung Quốc.

Dĩ nhiên, Mỹ và châu Âu vật lộn với lạm phát kèm suy thoái, bất ổn chính trị xã hội có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Ngày 7/3, Tổng thống Joe Biden kêu gọi trạm xăng “nghiên cứu về giá” như một nỗ lực không thừa đảm bảo bức tranh kinh tế nhiều gam màu sáng trước thềm bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 tới.

Châu Âu đang rạn nứt thành hai phe; Đức, Pháp, Ý muốn Ukraine chủ động thu xếp chiến sự, ông Macron gợi ý về việc Ukraine nên hay không nhượng bộ một phần lãnh thổ cho Nga. Bản thân đương kim Thủ tướng Đức, Olaz Scholz không phải là một “Merkel đúng nghĩa”...

Chiến sự Nga - Ukraine kéo theo xung đột toàn diện trong trật tự phương Tây. Vì vậy, nó không thể kết thúc khi cục diện mới chưa an bài.

Có thể bạn quan tâm

  • Tấn công Ukraine, Nga đã

    Tấn công Ukraine, Nga đã "dính bẫy" phương Tây?

    05:10, 03/07/2022

  • Tấn công cảng biển, Nga muốn “bóp nghẹt” kinh tế Ukraine?

    Tấn công cảng biển, Nga muốn “bóp nghẹt” kinh tế Ukraine?

    05:10, 02/07/2022

  • Chiếm giữ các cảng biển của Ukraine, Nga đang toan tính gì?

    Chiếm giữ các cảng biển của Ukraine, Nga đang toan tính gì?

    04:30, 01/07/2022

  • Nga sắp chiếm Lugansk, Ukraine sẽ bị dồn vào thế khó

    Nga sắp chiếm Lugansk, Ukraine sẽ bị dồn vào thế khó

    02:53, 29/06/2022

  • Ukraine sẽ làm thế nào để chiến thắng?

    Ukraine sẽ làm thế nào để chiến thắng?

    14:10, 27/06/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Lộ diện "phần băng chìm" trong chiến sự Nga- Ukraine
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO