May Việt Tiến "ngấm mệt" vì COVID-19

Nha Trang 20/04/2020 11:00

Từ đầu năm 2020 đến nay, tình hình đại dịch COVID-19 lan rộng khắp toàn cầu đã khiến nhiều doanh nghiệp không đủ nguyên liệu sản xuất và kịp giao hàng cho đối tác, trong đó có May Việt Tiến.

Tổng CTCP May Việt Tiến (mã CK: VGG) đã công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020. Cuộc họp dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 25/4 tới đây tại Hội trường Tổng Công ty.

Năm 2019 vừa qua, thị trường dệt may thế giới nhiều biến động với nhiều kịch bản khó lường về chiến tranh thương mại, chủ nghĩa bảo hộ, về các rào cản kỹ thuật mới. Nhu cầu tiêu thụ của các thị trường lớn suy giảm do tình hình địa chính trị, tình hình kinh tế toàn cầu giảm phát, kéo theo nhu cầu nhập khẩu giảm gây khó khăn về đơn hàng và áp lực đơn giá cho doanh nghiệp.

tình hình đại dịch COVID-19 lan rộng khắp toàn cầu đã khiến nhiều doanh nghiệp không đủ nguyên liệu sản xuất và kịp giao hàng cho đối tác, trong đó có May Việt Tiến.

Tình hình đại dịch COVID-19 lan rộng khắp toàn cầu đã khiến nhiều doanh nghiệp không đủ nguyên liệu sản xuất và kịp giao hàng cho đối tác, trong đó có May Việt Tiến.

Riêng công ty May Việt Tiến, theo số liệu trên BCTC hợp nhất năm 2019 đã kiểm toán, doanh thu thuần đạt gần 9.036 tỷ đồng, giảm 7% so với năm 2018. Lợi nhuận trước thuế đạt 504 tỷ đồng, giảm 13% so với lợi nhuận đạt được năm 2018, tuy nhiên đã vượt được 33% kế hoạch lợi nhuận năm. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 418 tỷ đồng, giảm sút 12% so với cùng kỳ tương đương EPS đạt 7.131 đồng.

Tính đến cuối năm, tổng tài sản hợp nhất ghi nhận gần 4.983 tỷ đồng tăng 6%, trong đó tài sản cố định hữu hình tăng chủ yếu do mua sắm máy móc thiết bị và giá trị đầu tư nhà xưởng & vật kiến trúc đã hoàn thành đưa vào sử dụng (Dự án nhà xưởng tại Gò Công – Giai đoạn 1). Tài sản cố định vô hình tăng khá cao 9 lần chủ yếu do đầu tư các phần mềm cho sản xuất và quản trị. Cơ cấu nguồn vốn hợp lý và ở mức an toàn, vốn chủ sở hữu hợp nhất tăng 19,5% so với đầu kỳ.

Kết quả kinh doanh năm 2019 của Tổng công ty không đạt tăng trưởng như kỳ vọng. Ban lãnh đạo Tổng công ty cho biết, các doanh nghiệp dệt may đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn do cạnh tranh từ các cường quốc Dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh. Tiêu chuẩn đánh giá của khách hàng thường xuyên yêu cầu cao, yêu cầu Tổng công ty luôn phải cải thiện.

Tại thị trường nội địa cạnh tranh, sức mua của người tiêu dùng kém, Tổng công ty trong giai đoạn đầu tư mở rộng đã bộc lộ những khiếm khuyết về nguồn nhân lực, thiếu nguồn cán bộ cung cấp cho các dự án đầu tư mở rộng và cung cấp các đơn vị thành viên.

Tuy nhiên, VGG vẫn là doanh nghiệp lớn trong ngành, có những sự thuận lợi nhất định, khi hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty tiếp tục duy trì sự ổn định và đảm bảo các chỉ tiêu chủ yếu. Doanh nghiệp vẫn có những khách hàng chiến lược lớn có khả năng quy hoạch chiến lược khách hàng theo hướng chuyên môn hoá trong toàn hệ thống. Doanh thu nội địa năm 2019 vượt 3% so với cùng kỳ.

Có thể bạn quan tâm

  • Dương Long R&D và thách thức của Việt Tiến

    Dương Long R&D và thách thức của Việt Tiến

    01:44, 15/10/2019

  • Áp lực từ các FTA đang

    Áp lực từ các FTA đang "kéo lùi" Việt Tiến?

    05:00, 01/05/2019

  • Vì sao dòng tiền

    Vì sao dòng tiền "thờ ơ" với cổ phiếu dệt may?

    04:15, 09/04/2020

  • [eMagazine] COVID-19 và vết thương khó lành đối với ngành dệt may châu Á

    [eMagazine] COVID-19 và vết thương khó lành đối với ngành dệt may châu Á

    07:00, 04/04/2020

  • Doanh nghiệp dệt may đã đến lúc cho xuất khẩu khẩu trang

    Doanh nghiệp dệt may đã đến lúc cho xuất khẩu khẩu trang

    06:22, 01/04/2020

  • Hiệp hội Dệt may, Da giày, Thuỷ sản: Giải pháp ngăn chặn làn sóng SMEs phá sản hàng loạt

    Hiệp hội Dệt may, Da giày, Thuỷ sản: Giải pháp ngăn chặn làn sóng SMEs phá sản hàng loạt

    04:00, 01/04/2020

Từ năm 2018 Tổng Công ty đã triển khai giai đoạn 1 dự án Việt Long Hưng tại thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang và đưa vào khai thác, nâng cao năng lực sản xuất và dịch chuyển sản xuất về địa phương.

Nhưng, tình hình kinh doanh 2020 sẽ khó duy trì được như 2019, buộc doanh nghiệp phải cân đối, điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh và mục tiêu tăng trưởng.

Từ đầu năm 2020 đến nay, tình hình đại dịch COVID-19 lan rộng khắp toàn cầu đã khiến các đơn hàng xuất khẩu sụt giảm mạnh, nguồn cung nguyên liệu gián đoạn, nhiều doanh nghiệp không đủ nguyên liệu sản xuất và kịp giao hàng cho đối tác.

Với việc đóng của 3 thị trường lớn nhất Mỹ, EU, Nhật Bản ... (chiếm khoảng 65% kim ngạch XK của ngành dệt may) sẽ khiến cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù của ngành sản xuất dệt may là sản xuất theo mùa. Việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới kế hoạch sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. VGG cũng chịu ảnh hưởng sâu rộng bởi tình hình này, vì vậy Tổng công ty đã đề ra những phương án kinh doanh phù hợp, tăng cường sự chủ động nhằm kịp thời ứng phó với tình hình diễn biến của dịch bệnh.

Với nhận định trên, VGG đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất năm 2020 ước đạt 6.300 tỷ đồng còn lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 150 tỷ đồng, lần lượt sụt giảm 30% và 70% kết quả đạt được năm 2019. Mức thu nhập bình quân của người lao động dự kiến 10 triệu đồng/người/tháng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
May Việt Tiến "ngấm mệt" vì COVID-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO