Hiệp hội Dệt may, Da giày, Thuỷ sản: Giải pháp ngăn chặn làn sóng SMEs phá sản hàng loạt

Linh Nga 01/04/2020 04:00

Rất nhiều đơn hàng của các doanh nghiệp thuộc ba Hiệp hội đã bị hủy, hoãn giao hàng, không ký tiếp đơn hàng mới... và có nguy cơ đứt thanh khoản...

sà

VITAS đánh giá là có đến gần 100% số doanh nghiệp bị ảnh hưởng với quy mô, mức độ khác nhau tùy đặc thù từng ngành hàng. 

Ba ngành dệt may, da giày và thủy sản gần như là những con át chủ bài trong các kế hoạch thực hiện mục tiêu xuất nhập khẩu và tạo việc làm của kinh tế Việt Nam. Năm 2019,  kim ngạch xuất khẩu cả ba ngành gần 80 tỷ USD, tạo ra gần 8 triệu việc làm.

Hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra phức tạp trên toàn thế giới với 200 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có người nhiễm bệnh. Đặc biệt dịch bệnh đã bùng phát và trở thành tâm điểm dịch bệnh tại các quốc gia như Trung Quốc, Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản … đây cũng chính là những thị trường lớn và trọng điểm của xuất khẩu dệt may, da giày và thủy sản Việt Nam.

Rất nhiều đơn hàng của các doanh nghiệp thuộc ba Hiệp hội đã bị hủy, hoãn giao hàng, không ký tiếp đơn hàng mới và chậm thanh toán dẫn đến thiếu hụt dòng tiền, nguy cơ đứt thanh khoản.

Đơn cử như những cập nhật nhanh về ảnh hưởng của dịch COVID-19 và những kiến nghị từ Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) cho thấy, sau khi họ có số liệu khảo sát nhanh của 200 doanh nghiệp SMEs – là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch bệnh.

Nếu Nhà nước không có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời, có thể dẫn tới phá sản hàng loạt, đặc biệt là các SMEs

Theo VITAS, hiện tại, các quốc gia phát triển – nơi tập trung phần lớn đơn hàng của ngành dệt may Việt Nam bao gồm Mỹ (chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu) và châu Âu (chiếm 12% kim ngạch xuất khẩu) đã rơi vào tình trạng khủng hoảng vì dịch bệnh với tỷ lệ người nhiễm và chết tăng cao chóng mặt. Theo đó, chính quyền Mỹ và châu Âu đã quyết định đóng cửa tạm thời biên giới, thực hiện lệnh hạn chế di chuyển.

Kết quả là dịch bệnh đã kìm hãm tăng trưởng bán lẻ toà cầu, đồng thời phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong đó, nguồn cầu của ngành dệt may Việt Nam bị cắt giảm đột ngột, các thương hiệu lớn trên thế giới đều có động thái dừng và cắt tất cả các đơn hàng, đóng hệ thống cửa hàng trong tháng 3 và 4, thậm chí có nhãn hàng đóng cửa hết tháng 6/2020. Theo tìm hiểu của VITAS, thì tất cả ‘ông lớn’ vừa kể đều không có bất cứ hỗ trợ gì cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đơn phương làm thế.

Đáng nói, không ít doanh nghiệp Việt đã trả một phần hoặc một tỷ lệ không nhỏ cho việc mua nguyên phụ liệu sản xuất. Thực trạng nói trên tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến doanh nghiệp dệt may Việt, làm giảm ngay lập tức việc làm của người lao động, thiệt hại với doanh nghiệp là rất lớn. VITAS đánh giá là có đến gần 100% số doanh nghiệp bị ảnh hưởng với quy mô, mức độ khác nhau tùy đặc thù từng ngành hàng. 

Ảnh hưởng đối với doanh nghiệp làm hàng may mặc là rõ nét nhất với 100% số công ty bị ảnh hưởng, trong đó 70% phải cắt giảm việc làm ngay lập tức trong tháng 3 và 80% doanh nghiệp dự kiến phản cắt giảm lao động tiếp trong tháng 4 và 5. Doanh nghiệp làm hàng sợi – dệt có mức độ ảnh hưởng thấp hơn, khoảng 90%; vì có một số doanh nghiệp đủ năng lực sản xuất dược vải/nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành sản xuất khẩu trang và bộ đồ bảo hộ phòng dịch.

Thế nên, theo VITAS, nếu Nhà nước không có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời, có thể dẫn tới phá sản hàng loạt, đặc biệt là các SMEs. "Ảnh hưởng về tài chính đối với toàn ngành dệt may đến tháng 6/2020 là vào khoảng 12.000 tỷ đồng", VITAS cho biết.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp dệt may đã đến lúc cho xuất khẩu khẩu trang

    Doanh nghiệp dệt may đã đến lúc cho xuất khẩu khẩu trang

    06:22, 01/04/2020

  • [COVID-19] Ngành dệt may có thể thiệt hại 3.000 tỷ đồng/tháng

    [COVID-19] Ngành dệt may có thể thiệt hại 3.000 tỷ đồng/tháng

    03:00, 27/03/2020

  • Dệt may tính kế vượt “cơn bĩ cực”

    Dệt may tính kế vượt “cơn bĩ cực”

    11:00, 26/03/2020

  • Doanh nghiệp dệt may lo mất thanh khoản vào tháng 4

    Doanh nghiệp dệt may lo mất thanh khoản vào tháng 4

    04:48, 26/03/2020

  • [COVID-19] Ngành thuỷ sản: Sụt giảm tới 50% đơn hàng

    [COVID-19] Ngành thuỷ sản: Sụt giảm tới 50% đơn hàng

    00:30, 24/03/2020

  • [COVID-19] Đến lượt doanh nghiệp thủy sản 'cầu cứu'

    [COVID-19] Đến lượt doanh nghiệp thủy sản 'cầu cứu'

    00:16, 17/03/2020

  • Doanh nghiệp thủy sản lao đao trong vòng xoáy COVID-19

    Doanh nghiệp thủy sản lao đao trong vòng xoáy COVID-19

    00:15, 18/02/2020

  • Doanh nghiệp da giày đón sóng EVFTA

    Doanh nghiệp da giày đón sóng EVFTA

    03:30, 28/02/2020

Hiệp hội Dệt may, Thuỷ sản, Da giày đều có các báo cáo cụ thể về ảnh hưởng của dịch bệnh. Ba hiệp hội gửi kiến nghị lên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng và các bộ, ngành các giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh đang ảnh hưởng ngày càng trầm trọng đến các doanh nghiệp. 

Thứ nhất, về bảo hiểm xã hội, ba hiệp hội đề nghị cho phép doanh nghiệp và người lao động ngừng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và tùy theo tình hình tác động của dịch bệnh xin miễn đóng với mức tương ứng.

Đề nghị dùng tiền kết dư của quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ 50% lương ngừng việc cho người lao động, 50% còn lại doanh nghiệp tự lo,

Dùng tiền kết dư quỹ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp cho doanh nghiệp vay không lấy lãi để chi trả các chi phí cho người lao động.

Ba hiệp hội cũng kiến nghị Quốc hội thông qua việc giảm tỷ lệ đóng của người sử dụng lao động và người lao động vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp từ 1% xuống 0,5%.

Thứ hai, về lương cho người lao động, 3 hiệp hội đề nghị Quốc hội, Chính phủ cho phép doanh nghiệp được chọn 1 trong 2 giải pháp. Một là người lao động chấp nhận mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo mức do 2 bên thỏa thuận, có thể thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Đề nghị cho phép áp dụng ngay Điều 99 của Bộ Luật lao động 2019 trong trường hợp ngừng việc do dịch bệnh thì 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, từ ngày 15 trở đi theo mức lương do 2 bên thỏa thuận.

Thứ ba, liên quan đến các giải pháp về thuế, 3 hiệp hội đề nghị cho phép chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019 đến hết năm 2020 và không tính lãi chậm nộp.

Hoãn thuế VAT cho các doanh nghiệp trong năm 2020 và cũng không tính lãi nộp chậm.

Thứ tư, về kinh phí công đoàn, ba hiệp hội đề nghị miễn khoản này cho các doanh nghiệp và phí công đoàn cho người lao động trong năm 2020.

Thứ năm, về vốn vay ngân hàng, mức lãi suất cho vay được đề nghị hạ xuống mức 4-5% đối với các khoản vay tiền đồng và 2-3% với khoản vay USD.

Ba hiệp hội cũng xin giãn các khoản nợ đến hạn trong năm 2020, với thời hạn trả chậm được phép tối thiểu là 3-6 tháng, mà không tính lãi suất chậm trả nợ

Thứ sáu, về tiền điện, nước, các hiệp hội đề nghị giảm giá 30% trong năm 2020.

Thứ bảy là phí cảng biển, BOT, đề nghị TP.Hải Phỏng giảm phí cảng biến 50% và Bộ Giao thông – Vận tải nghiên cứu giảm 30% phí BOT từ năm 2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hiệp hội Dệt may, Da giày, Thuỷ sản: Giải pháp ngăn chặn làn sóng SMEs phá sản hàng loạt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO