[COVID-19] Đến lượt doanh nghiệp thủy sản 'cầu cứu'

Diendandoanhnghiep.vn Tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới vi rút Corona (COVID- 19) kéo dài đang đẩy doanh nghiệp thủy sản vào tình trạng khó khăn về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đánh giá, thời gian tới ngành nông nghiệp nói chung, thủy sản nói riêng sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, cụ thể là tác động của biến đổi khí hậu xuất hiện từ hồi đầu năm gây ra tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng tới nuôi trồng thủy sản. Cùng với đó, “thẻ vàng” với hải sản xuất khẩu do Ủy ban châu Âu đưa ra chưa được gỡ bỏ.

Đặc biệt, dịch COVID- 19 vẫn diễn biến phức tạp và chưa biết khi nào kết thúc sẽ tác động lớn đến xuất khẩu thủy sản, nhất là đối với thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là Trung Quốc.

Doanh nghiệp thủy sản đề xuất các chính sách tiếp cận vốn, giảm chi phí vượt qua Covid- 19

Doanh nghiệp thủy sản đề xuất các chính sách tiếp cận vốn, giảm chi phí vượt qua COVID- 19.

Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu (XK) thủy sản của Việt Nam đạt 988,8 triệu USD, giảm 10,7% so với cùng kỳ năm 2019. Như vậy, có thể thấy XK thủy sản tháng 02/2020 đã chịu tác động đáng kể bởi dịch Covid- 19. Tính chung 2 tháng đầu năm 2020, XK thủy sản sang 2 thị trường lớn nhất là Nhật Bản và Hoa Kỳ tăng, trong khi XK sang Trung Quốc, EU và Hàn Quốc giảm. Trong đó, XK thủy sản sang EU 2 tháng đầu năm 2020 giảm 11% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 109,2 triệu USD; XK sang Hàn Quốc đạt 97,4 triệu USD, giảm 8,7%; XK sang Trung Quốc đạt 61,4 triệu USD, giảm 48,8%; XK sang Thái Lan đạt 39,6 triệu USD, giảm 10,4%; XK sang Anh đạt 34,4 triệu USD, giảm 9,3%.

Dịch COVID- 19 đã kéo dài hơn 3 tháng và thủy sản cũng là một trong các ngành kinh tế bị tác động ngày càng rõ nét hơn như: tình trạng thiếu hụt lao động tạm thời, gián đoạn chuỗi cung ứng nguyên, vật liệu đầu vào, hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu bị gián đoạn hoặc đình trệ.

Sau cuộc họp ngày 5/3/2020 giữa Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, VASEP đã tiến hành khảo sát, và thấy rằng, tất cả doanh nghiệp thủy sản đều đang gặp nhiều khó khăn về vốn.

Các doanh nghiệp cho biết, hiện tại, lượng thành phẩm tồn kho lớn, nhiều lô hàng xuất - nhập khẩu bị trì hoãn, khách hàng chậm thanh toán ảnh hưởng tới vòng quay vốn lưu động và lịch thanh toán nợ vay sẽ đến hạn trong tháng 3 - 4 - 5/2020.

Song song đó, doanh thu xuất khẩu cũng giảm đáng kể tại một số thị trường Châu Á do hàng hóa xuất khẩu đi Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc bị chậm chễ vì thời gian xuất hàng kéo dài. Riêng tại Hàn Quốc, một số khách hàng đã từ chối thực hiện đơn hàng mới, khách hàng cũ cũng giảm lượng nhập do dịch bệnh.

Hiện nay, các doanh nghiệp đang rất cần nguồn vốn vay ngân hàng lớn, tuy nhiên các ngân hàng lại đưa ra nhiều tiêu chí khó thực hiện. Ngân hàng cũng chỉ mở hạn mức tín dụng theo hợp đồng có thời hạn một năm và cho vay với lãi suất cao, trung bình từ 7% - 10,5%/năm đối với VND và 4% - 4,5%/năm đối với USD.

Trước tình hình trên, nhiều doanh nghiệp thủy sản đề xuất giảm lãi suất trong giai đoạn khó khăn này, cụ thể còn 3% - 6,5%/năm đối với VND và 1,5% – 2,8%/năm đối với USD. Đồng thời, đề nghị giảm phí lưu kho do hàng hóa chậm tiêu thụ và giảm lãi suất tiền vay cho các khoản vay giải ngân từ ngày 01/02/2020.

Các doanh nghiệp cũng đề nghị các ngân hàng nới lỏng điều kiện cho vay như: chưa áp dụng tài sản thế chấp đảm bảo theo tỉ lệ, hạ điều kiện thế chấp, tín chấp, yêu cầu về ngoại tệ tương ứng số vốn cấp...

Về cơ cấu thời hạn trả nợ, các doanh nghiệp yêu cầu được điều chỉnh kì hạn trả nợ so với đăng ký lên 2 - 3 tháng, gia hạn những khoản vay đến hạn của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi nạn dịch, không tính lãi phạt trong thời gian được gia hạn và có thể trả chậm.

Ngoài ra, các doanh nghiệp thủy sản cũng yêu cầu được miễn, giảm nhiều loại phí như: phí chuyển khoản trong/ngoài hệ thống, phí tiền nước ngoài vào tài khoản doanh nghiệp, phí báo tiền về thuộc TT/TTR (điện chuyển tiền), phí dịch vụ nộp/rút tiền mặt,... trong tình hình sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn.

Bên cạnh việc cần thiết phải giảm điều kiện tiếp cận vốn, lãi vay, phí và gia hạn nợ cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp cũng đề xuất thêm các chính sách miễn, giảm thuế, gia hạn nộp thuế… trong năm 2020.

Trong thời gian tới, XK thủy sản của Việt Nam tiếp tục được dự báo nhiều khả năng sẽ bị tác động bởi dịch Covid- 19 đã bùng phát tại nhiều nước trên thế giới. Cho đến nay, nhiều nước như Hoa Kỳ, một số nước trong EU đã ban hành lệnh phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID- 19. Điều này khiến nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngoài gia đình giảm mạnh, đặc biệt là các mặt hàng thủy sản có giá cao. 

Tuy nhiên, theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, bên cạnh những gam màu “tối”, các ưu đãi của Hiệp định CPTTP, EVFTA; mức thuế chống bán phá giá vào thị trường Mỹ giảm; giá nhiên liệu giảm, kết quả công nhận tương đương về hệ thống quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm trên cá tra và các sản phẩm cá da trơn do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ công bố sẽ là cơ sở thuận lợi giúp cho sản phẩm thủy sản của Việt Nam cạnh tranh tốt hơn trên thị trường thế giới; XK thủy sản sang Trung Quốc sẽ phục hồi khi tình hình dịch Covid- 19 tại nước này có nhiều dấu hiệu cho thấy đã được kiểm soát tốt.

Bản thân các doanh nghiệp cũng chia sẻ, cuộc sống sẽ vẫn tiếp tục và sẽ còn rất nhiều con đường để họ có thể khai phá. Chẳng hạn, Công ty Thủy sản Diễn Châu đang chế biến hàng chục tấn ruốc với chất lượng cao xuất đi Nhật. Tập đoàn Việt - Úc đang đưa ra khuyến nghị với người nuôi thả tôm giống sớm để đón xu thế giá tôm tăng do thiếu hụt thực phẩm sau dịch bệnh kèm chính sách hỗ trợ tôm giống lớn nhất từ trước đến nay, giúp giảm đáng kể chi phí đầu vào cho người nuôi tôm... Nhiều doanh nghiệp cũng đã chủ động giảm diện tích nuôi tôm tới 20% so với năm ngoái, nhưng áp dụng tiêu chuẩn an toàn, để có thể bán sản phẩm ở bất kỳ thị trường nào...

Đặc biệt là chưa bao giờ, các doanh nghiệp lại nói nhiều về sự chia sẻ chi phí, chia sẻ cả nguồn hàng và cả khách hàng như hiện tại. Trong nhóm của Hội đồng Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam, các thông tin tìm kiếm nguyên liệu đầu vào, nhu cầu mua, bán hàng và thông tin từ các nhà nhập khẩu nước ngoài được chia sẻ liên tục...

Điều đáng nói, cũng chính trong thời điểm này, những doanh nghiệp thực sự tiềm năng, mong muốn phát triển mạnh hơn đang có thêm sự chia sẻ và chung tay đầy trách nhiệm từ phía Nhà nước.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [COVID-19] Đến lượt doanh nghiệp thủy sản 'cầu cứu' tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711659386 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711659386 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10