“Vấn đề miễn, giảm nộp kinh phí công đoàn và BHXH... thì phải do Quốc hội xem xét quyết định” - Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương đã cho biết như vậy trước kiến nghị của doanh nghiệp…
Trả lời phóng viên, Thứ trưởng Phương cho biết hiện nay Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và BHXH Việt Nam đã có công văn hướng dẫn “giãn nộp” kinh phí công đoàn và BHXH cho doanh nghiệp. “Vấn đề miễn, giảm nộp kinh phí công đoàn và BHXH... thì phải do Quốc hội xem xét quyết định, vì Luật Công đoàn và Luật BHXH đã quy định rồi” - Thứ trưởng Phương nói.
Ông cũng cho biết, Bộ KH&ĐT theo nhiệm vụ được giao đã dự thảo xong nghị quyết về “các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19”. Dự thảo nghị quyết đã được hoàn thành và đang tiếp tục lấy ý kiến các bộ, ban ngành, địa phương.
Hiện Bộ này chưa nhận được kiến nghị, góp ý chính thức nên chưa thể tiếp thu. Nếu nhận được đề xuất chính thức thì Bộ KH&ĐT sẽ cân nhắc tiếp thu vào dự thảo nghị quyết nói trên. Thứ trưởng Phương cho hay và nếu Chính phủ có đề xuất thì cũng phải tháng 10/2020 Quốc hội mới bàn được vì các chương trình của kỳ họp đã được “chốt”. Vấn đề này sẽ không đưa ra UB Thường vụ Quốc hội được vì UB Thường vụ Quốc hội không quyết những vấn đề vượt luật được.
Được biết, trước đó, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) cùng 11 hiệp hội vừa gửi tới Bộ KH&ĐT góp ý dự thảo Nghị quyết hỗ trợ Doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Trong đó, các hiệp hội đề xuất miễn đóng kinh phí công đoàn và BHXH năm 2020.
Có thể bạn quan tâm
11:00, 11/10/2019
06:49, 14/08/2019
14:09, 20/04/2020
18:23, 16/04/2020
12:30, 15/04/2020
11:00, 10/04/2020
11:05, 08/04/2020
Theo Chỉ thị 11 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 25/3/2020 Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành công văn số 245/TLĐ hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện chính sách cho phép lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn 6 tháng đầu năm 2020 đối với các doanh nghiệp có 50% số lao động thuộc diện đóng BHXH phải nghỉ việc.
Tuy nhiên, theo khảo sát, doanh nghiệp hầu như không thực hiện được chính sách này, bởi dù nhiều doanh nghiệp rất khó khăn nhưng vẫn cố gắng duy trì sản xuất, phân ca kíp để giữ người lao động. Do đó, doanh nghiệp hầu như không đạt tiêu chí "có 50% số lao động thuộc diện đóng BHXH phải nghỉ việc".
Mặt khác, doanh nghiệp cho rằng, nếu đã phải cho nghỉ việc 50% tổng số lao động đóng BHXH thì tương đương với tình trạng doanh nghiệp đã kiệt quệ, "chết lâm sàng", không thể thu xếp tài chính để chi trả cho các khoản phí như trên. Cho nên, chính sách "hoãn đóng kinh phí công đoàn một số tháng trong năm 2020" dường như không đạt được mục tiêu chia sẻ, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn bởi dịch bệnh như cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dự định.
Do đó, Ban IV và các Hiệp hội kiến nghị cho phép doanh nghiệp miễn đóng kinh phí công đoàn trong năm 2020, để hỗ trợ cho doanh nghiệp và cũng thể hiện được tinh thần "Công đoàn Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp và Chính phủ, vì việc làm bền vững và thu nhập ngày càng cao của người lao động, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước" như công văn 245/TLĐ đã nêu.
Đồng thời, Ban IV và các Hiệp hội cũng đề xuất cho doanh nghiệp được chậm nộp BHXH và các loại bảo hiểm bắt buộc khác đến 31/12/2020 với lý do tương tự.