Sau 2 năm đóng cửa vì dịch bệnh COVID-19, chiều 17/11, Quảng Nam là địa phương tiếp theo đón du khách quốc tế trở lại địa phương.
>>> Ngành du lịch bắt đầu "rã đông"
>>> Quảng Nam đặt mục tiêu đón 12 triệu lượt khách du lịch
Theo thông tin công bố trước đó, ngày 17/11, chuyến bay số hiệu VN417 của hãng hàng không VietNam Airlines từ Incheon - Hàn Quốc dự kiến hạ cánh sân bay Đà Nẵng lúc 15 giờ 40 phút ngày 17-11, số lượng dự kiến 29 khách.
Tiếp đó, ngày 18/11 tỉnh này cũng sẽ lần lượt đón thêm một chuyến bay từ Incheon - Hàn Quốc dự kiến hạ cánh sân bay Đà Nẵng lúc 23 giờ 5 phút ngày 18-11, số lượng dự kiến 100 khách.
Cũng trong tháng 11 này, Phú Quốc sẽ đón đoàn khách Hàn Quốc đầu tiên vào ngày 20-11. Chuyến bay đầu tiên do VietJet Air tổ chức sau 2 năm dừng đón khách quốc tế sẽ đáp xuống Phú Quốc vào 12 giờ trưa ngày 20-11 với 250 khách.
Trước đó, ngày 11/11, 2 chuyến bay từ Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã đưa hơn 400 du khách đến Khánh Hoà theo hướng dẫn thí điểm đón khách quốc tế của Bộ VHTTDL. Tất cả khách du lịch nhập cảnh bằng hộ chiếu vaccine đã được di chuyển an toàn từ sân bay đến khách sạn. Các nhân viên y tế cũng tiến hành xét nghiệm cho du khách nhằm đảm bảo đúng quy định phòng, chống dịch COVID-19.
Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam, tháng 11 sẽ có thêm gần 30 chuyến bay đưa du khách quốc tế đến Kiên Giang, Khánh Hoà và Đà Nẵng nghỉ dưỡng, tham quan theo chương trình thí điểm đón du khách quốc tế đến Việt Nam. Chủ yếu khách du lịch đến từ các thị trường tiềm năng là Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…
Được biết, đây là những chuyến bay đầu tiên sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương về lộ trình thí điểm đón
Có thể bạn quan tâm |
khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hồi đầu tháng 11.
Theo đó, có lộ trình mở lại hoạt động du lịch quốc tế gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (từ tháng 11/2021) thí điểm đón
Giai đoạn 2 (từ tháng 1/2022) sẽ mở rộng phạm vi đón khách du lịch quốc tế, kết nối các điểm đến thông qua các chuyến bay thuê bao và quốc tế thường lệ.
Giai đoạn 3 (từ quý II/2022) mở cửa lại hoàn toàn đối với thị trường khách quốc tế với điều kiện bảo đảm các phương án phòng, chống dịch theo quy định.
Trên thực tế, sau thời kỳ đỉnh tăng trưởng thần tốc với 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2019, đến năm 2020, ảnh hưởng của dịch bệnh và chính sách đóng cửa các đường bay quốc tế thường xuyên đã khiến du lịch Việt Nam bị thiệt hại nặng nề.
Chỉ trong năm 2020, với lượng khách du lịch nội địa giảm 45%, du khách quốc tế giảm tới 80%, ước tính tổng thiệt hạ của ngành du lịch nước ta đã lên tới 23 tỷ USD.
Theo đó, việc thí điểm mở cửa lại đường bay quốc tế, đón khách du lịch có hộ chiếu vaccine đang là cơ hội để các địa phương phục hồi lại du lịch cũng như quảng bá lại hình ảnh với du khách quốc tế sau thời gian đóng cửa quá dài.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo ngại rằng nếu mở cửa nếu không có khách tình hình sẽ trở nên rất khó khăn. Trên thực tế, nếu chỉ nhắm vào các chuyến bay charter, đón khách kiểu combo trọn gói thì số lượng chuyến bay không nhiều. Trong khi đó, đặc thù khách quốc tế thường có kế hoạch trước từ 3-6 tháng, họ tìm hiểu kỹ về điểm đến nên cần có kế hoạch truyền thông quảng bá ở những thị trường tiềm năng.
Mặt khác, nhìn vào thực tế hiện tại, nguồn khách vẫn chủ yếu đến từ các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, trong khi đó các nguồn khách từ châu Âu đang có nhu cầu “trốn mùa đông” cũng rất tiềm năng lại chưa được phát huy.
Ông Lê Văn Nghĩa, Giám đốc công ty cổ phần Du lịch Nhật Minh, đơn vị có nhiều kinh nghiệm đưa khách quốc tế đến Khánh Hòa cho biết, thị trường khách Nga là thị trường tiềm năng bởi thời điểm này người Nga đi nghỉ trốn đông, thêm vào đó với quốc gia này, khách đi du lịch trở về không bị cách ly đây là thuận lợi rất lớn.
Đồng quan điểm, theo PGS.TS Phạm Hồng Long - Trưởng khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, việc quảng bá du lịch thời điểm này cần đẩy mạnh hơn nữa với các thị trường khách châu Âu như Đức, Ý, đặc biệt là khách Đức, họ thích tới các vùng biển như Phú Quốc của Việt Nam.
"Bên cạnh đó, thời điểm từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau là khoảng thời gian ở Nga rất lạnh, những năm trước, khoảng thời gian này chúng ta đón rất đông lượng khách đến từ Nga, họ có xu hướng đến các bãi biển nhiều nắng như Nha Trang, Mũi Né… Đây là những lợi thế để Việt Nam có thể tiếp cận được với thị trường du khách này" - ông Long nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Xu hướng bất động sản du lịch bền vững
03:00, 17/11/2021
Hải Phòng di chuyển hoạt động Cảng cá Cát Bà để phát triển du lịch
01:38, 10/11/2021
Mở cửa du lịch nội tỉnh, Hạ Long vẫn vắng vẻ
14:07, 09/11/2021
Ngành du lịch bắt đầu "rã đông"
04:00, 09/11/2021
Quảng Nam đặt mục tiêu đón 12 triệu lượt khách du lịch
10:33, 08/11/2021
DOANH NGHIỆP CUỐI TUẦN: Du lịch tìm khách trên sàn thương mại điện tử
05:08, 07/11/2021