Mỏi mắt tìm nhà đầu tư PPP

Nguyễn Hùng 06/06/2019 18:30

Tính đến nay cả nước có hàng trăm dự án được các bộ ngành, địa phương đề xuất hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP), với tổng vốn lên tới hàng tỷ USD.

Tuy nhiên, trên thực tế thì tới nay vẫn chưa có một dự án nào được triển khai đang là vấn đề cần có lời giải.

Theo số liệu của Cục quản lý đấu thầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 10/2014 cả nước có 298 dự án được các bộ, ban ngành và địa phương đề xuất làm PPP với tổng vốn đầu tư cực kỳ lớn, khoảng 46,775 tỷ USD (tương đương một tỷ tỷ đồng).

p/Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết cho tới nay vẫn chưa chọn được nhà đầu tư thứ hai bên cạnh Bitexco.

Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết cho tới nay vẫn chưa chọn được nhà đầu tư thứ hai bên cạnh Bitexco.

PPP – Vì sao chưa thể thực hiện?

Trong đó có 5 siêu dự án quy mô lớn (do Bộ Giao thông Vận tải quản lý) được đưa đi chào hàng trong và ngoài nước vào tháng 7/2013. Mặc dù được các đơn vị tư vấn quốc tế đánh giá là phù hợp với mô hình PPP và nhận được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhưng đến nay, các dự án này vẫn chưa có nhà đầu tư tư nhân.

Theo PGS.TS. Trần Chủng, bản chất của PPP là chia sẻ rủi ro giữa lợi ích Nhà nước và nhà đầu tư nhưng trên thực tế lại chiếm tỉ lệ khá thấp, hay nói đúng hơn thì đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có nhà đầu tư nào thực hiện theo hình thức PPP, kể cả dự án được đánh giá là tiềm năng nhất là đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết. Và cho tới nay vẫn chưa chọn được nhà đầu tư thứ hai bên cạnh Bitexco là những vấn đề đáng bàn. Khi đã có chính sách, cơ chế… phải khẩn trương đàm phản và phải đưa vào kế hoạch để triển khai, thu hút được khối tư nhân vào lĩnh vực kêu gọi đầu tư, nếu không sẽ làm nhà đầu tư chán nản.

  Về bản chất, Nhà nước và tư nhân là mối quan hệ bình đẳng, hai bên cùng có lợi trên cơ sở sự tin tưởng, đảm bảo các cam kết, trong đó nhấn mạnh rủi ro được chuyển giao một cách tối ưu cho đối tác...

Trên thực tế không một Chính phủ nào có đủ khả năng trang trải mọi khoản đầu tư và chi phí cho dịch vụ công bao gồm những vấn đề liên quan đến xây dựng kết cấu hạ tầng. Vì vậy, việc tìm kiếm các hình thức đầu tư mới, để có sự tham gia của tư nhân trong đầu tư, cung cấp dịch vụ công là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia, đặc biệt là vào những thời điểm ngân sách bị suy giảm. Tuy nhiên, có rất nhiều hạn chế trong mối quan hệ đối tác giữa Nhà nước và tư nhân do tính chất phức tạp từ mức độ của sự hợp tác, bản chất của mối quan hệ, khung pháp lý, cách tiếp cận không thống nhất về phát triển dự án, các biến đổi tác động theo thời gian của dự án. Hơn nữa, rủi ro ngày càng gia tăng nên các cam kết, hợp tác vốn, tóm tắt thông qua phân tích tổng hợp các vấn đề liên quan như khái niệm mối quan hệ đối tác, chủ thể mối quan hệ, vai trò và trách nhiệm của các đối tác vẫn còn nhiều bất cập. Do đó cần phải xóa bỏ rào cản này, quyết tâm thực hiện may ra mới có thể thực hiện PPP.

Có thể bạn quan tâm

  • Bảo lãnh Chính phủ dự án PPP: Cơ quan quản lý

    Bảo lãnh Chính phủ dự án PPP: Cơ quan quản lý "lấn bấn", nhà đầu tư muốn tăng

    05:10, 26/05/2019

  • Bảo lãnh Chính phủ trong các dự án PPP: Nên làm theo cách nào?

    Bảo lãnh Chính phủ trong các dự án PPP: Nên làm theo cách nào?

    13:18, 24/05/2019

  • Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Quá trình triển khai dự án PPP còn nhiều khó khăn, bất cập

    Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Quá trình triển khai dự án PPP còn nhiều khó khăn, bất cập

    06:16, 22/05/2019

“Về bản chất, Nhà nước và tư nhân là mối quan hệ bình đẳng, hai bên cùng có lợi trên cơ sở sự tin tưởng, đảm bảo các cam kết, chia sẻ công tác lãnh đạo điều hành, trong đó nhấn mạnh rủi ro được chuyển giao một cách tối ưu cho đối tác có khả năng quản lý rủi ro tốt hơn. Ngoài ra, các lựa chọn cho cơ cấu hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân là tối đa hóa sự hợp tác thông qua PPP nhưng lại đang trở thành những thách thức to lớn cho loại hình này. Do vậy, việc cần hiểu đúng về PPP để có sự áp dụng đúng đắn, đem lại lợi ích tối ưu là cần thiết” - PGS.TS. Trần Chủng nhấn mạnh.

Cần hiểu đúng về bản chất PPP

Nhận định về những tồn tại liên quan đến việc vì sao đến giờ các dự án PPP không thể thực hiện, TS Nguyễn Du Sanh - Giảng viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP HCM, cho biết: Có thể nói nguyên nhân chưa thể triển khai hình thức PPP do các bộ ngành liên quan chưa thực sự vào cuộc quyết liệt, còn tư duy nhiệm kỳ. Đáng lẽ ra, khi không triển khai được thì bản thân các bộ ngành, địa phương liên quan phải công bố cho người dân và doanh nghiệp được biết về quá trình triển khai thực hiện. Việc thực hiện đến đâu, khó khăn ở chỗ nào, vì sao không thể triển khai? Tất cả những vấn đề này phải được làm rõ để tìm ra giải pháp chứ không thể lặng im như thế. Niềm tin của người dân và doanh nghiệp là nhận được phản hồi từ phía các cơ quan chức năng. Sau khi chốt được các phương án thì các bên phải có cam kết ràng buộc bởi các điều khoản, cái gì làm, cái gì không làm chứ không thể “cù nhầy”. Do đó, đây chính là vấn đề trách nhiệm của các bộ trưởng, các ban ngành, địa phương.

Cũng theo TS Sanh, hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) đã có từ lâu trên thế giới, nhưng mãi đến năm 2009 mới được ghi nhận chính thức tại Việt Nam. Và Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 09/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), và mới đây nhất là Nghị định số 15/2015/NĐCP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2015. Như vậy, PPP thực sự là một vấn đề rất mới tại Việt Nam. Và cũng chính vì là một hình thức đầu tư mới, nên nhận thức về PPP cũng chưa thống nhất, vẫn có nhiều cách hiểu, quan niệm khác nhau về hình thức đầu tư này.

“Vấn đề là tìm cho ra bản chất của PPP là việc mà các nhà làm chính sách Việt Nam quan tâm nhằm mục đích làm rõ các nhận định về mối quan hệ đối tác giữa Nhà nước và tư nhân để hiểu đúng ý nghĩa của PPP, nếu không sẽ khó có thể thu hút được khối tư nhân tham gia và thực hiện các dự án theo hình thức PPP”- TS Sanh lưu ý.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Mỏi mắt tìm nhà đầu tư PPP
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO