Một góc nhìn khác về “Ngập”

Trương Khắc Trà 12/12/2018 08:00

“Cốt nền” là khái niệm cơ bản trong xây dựng, nhưng nhiều đô thị ở Việt Nam chưa quan tâm đến vấn đề này, dẫn đến hứng chịu tác động của quy luật “nước chảy chỗ trũng”.

Đà Nẵng ngày 9 và 10/12 “thất thủ” vì trận mưa kéo dài triền miên, khu vực xung quanh cầu vượt ngã ba Huế, đường Hải Phòng… trở thành nơi tập kết các dòng chảy khắp nơi đổ về.

Không cần nhiều tranh luận, chỉ cần một trận mưa cũng đủ phơi ra vô số vấn đề về quy hoạch. Bởi, ngập hay không hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ, tầm nhìn và lương tâm quy hoạch đô thị của nhà chức trách.

Hà Nội hay TP HCM ngập úng được cho là đương nhiên, nhưng Đà Nẵng ngập là điều khó đổ lỗi cho tự nhiên. Mật độ dân số Đà Nẵng chỉ bằng 1/5 so vớ TP HCM, 1/3 so với Hà Nội.

Đà Nẵng là thành phố mới nổi, nên việc quy hoạch hiện nay không chịu tác động quá nhiều bởi các kiến trúc sư phương Tây (Pháp, Mỹ). Điều đó có nghĩa, chính quyền thành phố này nắm trong tay quyền sinh sát, “cho phép” ngập hay không ngập.

Đà Nẵng hứng chịu ngập lụt sau trận mưa lớn

Đà Nẵng hứng chịu ngập lụt sau trận mưa lớn

Địa hình Đà Nẵng trải dài theo bờ biển (3 mặt giáp biển) phía Bắc là núi cao, vậy sao có thể tụ nước đến mức hỗn loạn sau trận mưa lớn? Mưa lưu lượng lớn không phải hiếm ở Đà Nẵng, nhất là khi gió Đông Bắc làm hội tụ hơi nước trên dãy Trường Sơn nhánh đâm ra biển, sẽ là rốn mưa - nếu mây không qua được phía Thừa Thiên - Huế.

Đó là chuyện của tự nhiên, hãy cho phép nó mặc định như thế. Nhưng là luận cứ quan trọng dường như bị bỏ qua khi quy hoạch xây dựng thành phố. Một nguyên lý đơn giản “nước chảy xuôi” lượng nước những vùng gần núi sẽ đổ ra biển nếu như không bị chặn lại bởi công trình xây dựng.

Đà Nẵng tự nhiên, đồi núi chiếm phần lớn diện tích, phần đồng bằng thoải ra sát mép nước biển, theo nguyên tắc này dù mưa lớn đấy mấy cũng khó ngập, nhưng ngược lại trận mưa mấy ngày qua các khu đô thị ven biển là nơi hứng chịu nặng nề nhất.

Mấy chục cây số bờ biển từ Nam Ô xuống tận biển Phạm Văn Đồng (Sơn Trà) bị “be bờ” bởi hàng trăm khu nghĩ dưỡng, resort, khách sạn cao tầng. Đà Nẵng từng có chuyện dự án chặn hết lối xuống biển của dân thì không bất ngờ nếu nước không thể thoát.

Nhiều tuyến phố biến thành sông

Nhiều tuyến phố biến thành sông

Kênh thoát đoạn từ bến xe Trung tâm đổ ra biển chỉ mấy cây số nhưng bị quá tải, nước tràn lên bờ dạt vào nhà dân. Lý do gì một nơi chưa phải hiếm đất nhưng dòng kênh huyết mạch này bị thiết kế không đủ lưu lượng nước chảy?

Chuyện tiền nong, dự án “đen” lại là điểm cuối của vấn đề cần truy nguyên, bất kể vị trí nào miễn thuận lợi kinh doanh người ta vẫn có thể ken kín đặc bằng bê tông cốt thép, giá đất tính bằng mét vuông thì khó đòi hỏi không gian thông thoáng để dự phòng những trường hợp như thế này!

Có thể bạn quan tâm

  • Lần đầu tiên Việt Nam có giải thưởng quy hoạch đô thị quốc gia

    Lần đầu tiên Việt Nam có giải thưởng quy hoạch đô thị quốc gia

    15:00, 15/09/2018

  • Kiểm soát điều chỉnh quy hoạch đô thị

    Kiểm soát điều chỉnh quy hoạch đô thị

    12:52, 29/08/2018

  • Đà Nẵng học hỏi Singapore quy hoạch đô thị và quản lý đất đai

    Đà Nẵng học hỏi Singapore quy hoạch đô thị và quản lý đất đai

    12:15, 19/04/2018

  • Quy hoạch đô thị và mở rộng thành phố Hà Nội

    Quy hoạch đô thị và mở rộng thành phố Hà Nội

    12:19, 13/04/2018

Hầu hết các đô thị lớn đều hình thành bên lưu vực những con sông lớn, Paris có sông Seine, London có sông Thames, New York có Sông Đông, Amsterdam có sông Amstel, Seoul có sông Hàn… tất cả được chọn đều có lý do về phong thủy và tưới tiêu. Nhưng khác ở chỗ ở các nước văn minh - dòng sông được biến thành kênh thoát nước mà không ô nhiễm.

Điều đó hoàn toàn khác ở Việt Nam, đô thị nào mọc lên ở lưu vực đều có khả năng “bức tử” dòng sông. Không phải vì trình độ kiến trúc nước ta không theo được thế giới. Vì lý do gì chắc ai cũng hiểu!

Không chỉ Đà Nẵng mà hầu hết các thành phố lớn ở Việt Nam đều có chung “sở thích” cao ốc hóa đô thị - như là một chứng minh cho sự phát triển? Trong khi đó xu hướng thế giới đang giảm mật độ cao ốc. Những nơi tinh hoa nhất không phải là nơi có nhiều tòa nhà liên tục phá vỡ kỷ lục thế giới về chiều cao.

Xây dựng mật độ cao ven biển là một nguyên nhân

Xây dựng mật độ cao ven biển là một nguyên nhân

Quy hoạch có bàn tay “lợi ích nhóm” chưa bao giờ để lại kết quả tốt đẹp về lâu dài, cảnh quan chung bị phá vỡ bởi tình trạng “phân lô bán nền”, dọc bãi biển cao ốc khách sạn mọc lên… nhưng chưa thấy ai cảnh báo!

“Cốt nền” là khái niệm cơ bản trong xây dựng, nhưng nhiều đô thị ở Việt Nam chưa quan tâm đến vấn đề này, đại loại cần có mặt bằng chung về cao độ nền móng cho các công trình trong toàn thành phố. Dẫn đến hứng chịu tác động của quy luật “nước chảy chỗ trũng”.

Trong khi các tòa nhà được dựng lên cộng với niềm tự hào về chiều cao thì hệ thống kênh rạch bị “bóp” lại mà chẳng ai chịu thấy đó là hiểm nguy tiềm tàng.

Và quan trọng hơn - như đã đề cập, người ta cố tình xây dựng vô tội vạ ở những nơi trũng nhất mà không quan tâm đến “cốt nền”. Ngập là hệ quả đương nhiên!

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Một góc nhìn khác về “Ngập”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO