Một góc nhìn về giáo dục thời COVID-19

SÔNG HÀN 01/03/2021 05:30

Nếu dịch COVID-19 tiếp tục kéo dài thì hướng đi mới cho ngành giáo dục nước nhà sẽ như thế nào?

Học sinh đi học phải đo thân nhiệt, đeo khẩu trang. Ảnh: Minh Châu

Học sinh đi học phải đo thân nhiệt, đeo khẩu trang. Ảnh: Minh Châu/ĐN.

Việc một số địa phương đề xuất cho học sinh trở lại trường sau một thời gian gián đoạn vì dịch COVID-19 nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận, khiến hàng triệu phụ huynh có thể thở phào nhẹ nhõm. Bởi việc lùi thời gian trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã khiến sinh hoạt và công việc bị đảo lộn.

Theo cập nhật lịch đi học trở lại của 63 tỉnh, thành, thì đến nay đã có 60/63 tỉnh, thành đồng loạt cho học sinh đi học từ 1/3, riêng Hà Nội là 2/3. 

Ở Việt Nam nói riêng, dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng đến hầu hết các ngành, một số ngành sản xuất phải tạm thời ngưng trệ. Trong đó ngành giáo dục nước nhà bị ảnh hưởng rất lớn và trên diện rộng. Trong khi dịch COVID-19 hoành hành, nhằm tránh dịch lây lan tất cả các trường học trên toàn quốc đã tạm thời phải đóng cửa và toàn bộ học sinh đã phải nghỉ học.

Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm để các nhà hoạch định chính sách cho ngành giáo dục nói riêng có sự đột phá về tư duy, thay đổi về chính sách, định hướng cho nền giáo dục trong tương lai. 

Theo đó, cần phải xác định rõ ràng một vấn đề đó là nếu dịch COVID-19 tiếp tục kéo dài thì hướng đi mới cho ngành giáo dục nước nhà sẽ như thế nào? Và để việc dạy và học không bị gián đoạn “trong điều kiện bình thường mới”, ngành giáo dục và các địa phương còn rất nhiều việc phải làm.

Thứ nhất: Cần chuyển đổi số mạnh mẽ hơn trong ngành giáo dục

Ngành giáo dục Việt Nam đã rất quan tâm và tiên phong trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của ngành. Chuyển đổi số trong ngành giáo dục được xác định đóng một vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với ngành giáo dục mà còn tác động rất lớn đối với đất nước và cả xã hội trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. 

Chuyển đổi số trong giáo dục cần

Cần chuyển đổi số mạnh mẽ hơn trong ngành giáo dục

Trong điều kiện phát triển vùng miền ở Việt Nam vẫn chưa đồng đều, giữa thành phố và nông thôn còn có mức chênh lệch lớn về mức sống thì việc phân vùng đào tạo và xác định phạm vi phổ cập đào tạo có áp dụng công nghệ phải linh hoạt và sáng tạo mới có được sự đột phá.

Thứ hai: Dạy học trực tuyến - Một số vấn đề cần nhìn nhận

Việc dạy và học trực tuyến thực ra không phải là mới, bên cạnh sự tiện lợi như tiết kiệm thời gian cho giáo viên, học sinh, phụ huynh; Tính linh hoạt trong giảng dạy, học tập; Cho phép người học học theo khả năng… Song khi triển khai trên quy mô rộng đã nảy sinh nhiều bất cập.

Một là, việc trang bị máy móc phục vụ học tập với đại đa số người lao động trong thời điểm “thắt lưng buộc bụng” vì đại dịch COVID-19 không hề dễ dàng, trong đó phải kể đến bộ phận đồng bào ở vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa.

Hai là, việc dạy và học online đặt ra nhiều vấn đề trong việc tổ chức, quản lý lớp học, đặc biệt là đối với học sinh lớp 1, lớp 2. Đây là đối tượng học sinh nhỏ tuổi, chưa có ý thức tập trung, dễ bị phân tâm. Do vậy, hầu như bố mẹ phải kè kè bên cạnh. Trong khi đó, không phải phụ huynh nào cũng có thể bố trí thời gian để kèm cặp con trong giờ học online.

Ba là, chất lượng dạy học trực tuyến ít nhiều bị ảnh hưởng và tùy từng cấp, từng lớp để áp dụng đại trà hoặc cục bộ.

Giả dụ: Ở lớp 1, lớp 2 thì chủ yếu là đọc, viết. Học trực tuyến thì quan trọng việc đọc, học sinh phải đọc thông thì mới giải quyết được các môn học khác. Còn nếu để nói về chất lượng đạt được như học trực tiếp trên lớp thì không thể được, không ai có thể khẳng định được học trực tuyến mà lại đạt được chất lượng như học trực tiếp.

Mặt khác, khi dạy và học thì sự tương tác giữa giáo viên và học sinh là yếu tố rất quan trọng. Nếu ở bài giảng trên lớp, sự tương tác được phát huy hiệu quả thì học trực tuyến, giáo viên chủ yếu là thực hiện bài giảng một chiều, học sinh tiếp nhận qua các phương tiện, sự tương tác cần thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập sau đó chứ không trực tiếp. Điều này, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng. 

Bốn là, Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm về chất lượng bài giảng. Tức là, việc xây dựng và thẩm định các bài giảng online phải được thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc mà Bộ GD&ĐT là người chịu trách nhiệm chính. Làm được như vậy sẽ tránh được sự khác biệt trong chương trình giáo dục tại các điạ phương.

Thứ ba: Xây dựng nhân lực giáo dục thời 4.0

Song song với các cải cách trong giáo dục, ngành giáo dục cần có kế hoạch và có chiến lược xây dựng và đào tạo đôi ngũ nhân lực lao động chất lượng cao cho đất nước. Đội ngũ lao động này có khả năng làm ra những sản phẩm mang hàm lượng chất xám cao,  hoạt động và phát triển trong mọi điều kiện mà không bị tác động bởi thiên tai hay dịch bệnh.

Từ yêu cầu bức thiết của thực tiễn, có thể nói rằng, nếu không muốn bị trì trệ thì ngay từ bây giờ và ngay trong chương trình giáo dục, những người làm giáo dục  cần khởi động những suy nghĩ, dám nghĩ dám làm, làm từ quy mô nhỏ tới lớn đồng lòng đưa Việt Nam từng bước tiến lên.

Bởi lẽ, không chỉ là dịch COVID-19 mà có thể còn nhiều tình huống khác nữa có thể xảy ra. Vậy nên, ngành giáo dục và thế hệ trẻ bây giờ rất cần phải thích ứng với cách học mới, nhiều hình thức dạy - học mới và bắt buộc là phải theo guồng mới. Nếu không theo thì mình sẽ bị bật ra khỏi guồng chung của xã hội phát triển.

Có thể bạn quan tâm

  • Bàn về sự tôn nghiêm trong giáo dục

    11:00, 19/02/2021

  • Cần 150 triệu liều vắc xin COVID-19 tiêm cho người trên 18 tuổi

    12:43, 26/02/2021

  • Kỳ vọng vào vắc xin COVID-19 của Việt Nam

    05:35, 26/02/2021

  • Hàng không Đông Nam Á có lợi thế lớn để phục hồi sau Covid-19

    13:00, 25/02/2021

  • Nóng dần cuộc đua “hộ chiếu vắc xin” COVID-19

    06:40, 25/02/2021

  • COVID-19: Chống dịch thế nào nếu vẫn có những người trốn khai báo y tế?

    05:30, 25/02/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Một góc nhìn về giáo dục thời COVID-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO