Đây là chia sẻ, nhận định và kinh nghiệm của nhiều diễn giả, đại biểu danh tiếng trong làng khởi nghiệp khu vực, thế giới tại Techfest Việt Nam 2018.
Tại Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao về Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo – sự kiện đặc biệt quan trọng trong khuôn khổ Techfest, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh sự cần thiết phải thay đổi suy nghĩ.
Cụ thể, “đối với người dân đó có thể là chuyển từ thói quen tiết kiệm, gửi tiền vào ngân hàng sang đầu tư, kinh doanh. Còn nhà nước thì không chỉ là hỗ trợ vốn, hay hoàn thiện hành lang pháp lý mà quan trọng nhất là đặt ra những vấn đềđể kêu gọi các ý tưởng startup”.
Phó Thủ tướng nói: “Chúng ta hãy nhìn vào những vấn đề thực tế, người dân muốn gì, doanh nghiệp muốn gì, Chính phủ muốn gì, đó là “bài toán” và khi có “bài toán” nhiều người cùng muốn tìm câu trả lời thì sẽ có ý tưởng, khi ý tưởng đó tốt thì sẽ có khởi nghiệp. Đó là cách tiếp cận mới của Chính phủ”, ông Vũ Đức Đam chia sẻ.
Ông cũng đã có những phát ngôn rất tâm huyết và cụ thể về khởi nghiệp.
“Làm startup không thểđòi hỏi thuận lợi hay nghĩ thoáng qua là làm startup phải gắn ngay với thế giới, toàn cầu hay phải trở thành công ty triệu đô, tỷđô”. Trước hết, bắt đầu từ những nhu cầu thiết thực hàng ngày, những việc rất nhỏ như các vấn đề liên quan giáo dục, đi lại, khám chữa bệnh cho người dân, nông nghiệp…
Và sau cùng, một vấn đề không thể thiếu, Phó Thủ tướng nhắn nhủ trước các bạn trẻ, startups: “Phải có sự kết nối, hình thành mạng lưới, hệ sinh thái khởi nghiệp”.
Theo đánh giá, tại Việt Nam thời gian qua, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia đã có sự phát triển mạnh mẽ.
Trong hơn 40 quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động tại Việt Nam đã có nhiều tập đoàn lớn trong nước tham gia vào đầu tư mạo hiểm như FPT, Viettel, Vingroup, CMC… Và đã có hơn 40 cơ sở ươm tạo (BI), tổ chức thúc đẩy kinh doanh (BA) và 60 khu không gian làm việc chung trên cả nước. Các hệ sinh thái khởi nghiệp tại địa phương cũng đã được xây dựng và đạt được một số kết quả đáng khích lệ như tại các TP. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh…
Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đã gọi thành công những khoản đầu tư lớn và đang mở rộng ra thị trường khu vực và quốc tế như Foody, Kyber Network, Tiki, Sendo…
Bộ trưởng Bộ KH&CN – ông Chu Ngọc Anh cho biết, cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Chính phủ Việt Nam đã xác định doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là đối tượng quan trọng của nền kinh tế, là động lực cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
Để hỗ trợ phát triển được các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, “chính sách là thành tố không thể thiếu trong quá trình phát triển hệ sinh thái”. - ông Chu Ngọc Anh nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
14:03, 30/11/2018
12:25, 30/11/2018
04:18, 01/12/2018
16:12, 29/11/2018
11:29, 28/11/2018
Theo đó, các chính sách đúng đắn không chỉ hướng tới việc phát triển, nâng cao chất lượng và kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, mà còn phải hướng đến hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phát triển, liên kết và mở rộng nhanh chóng ra thị trường khu vực và thế giới.
“Chính phủ không chỉ là cơ quan hỗ trợ, đồng hành, chăm lo phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, tạo môi trường để có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, Chính phủ còn có vai trò quan trọng trong việc đưa ra các định hướng, chính sách thúc đẩy, kết nối với cộng đồng quốc tế. Đây cũng là xu hướng chung của thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy vốn, trí thức, công nghệđược liên tục và hiệu quả”, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho hay.
Theo Bộ trưởng Chu Ngọc Anh, năm 2017, các Bộ trưởng khoa học công nghệ ASEAN đã đưa ra tuyên bố chung về đổi mới sáng tạo nhằm thúc đẩy hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Việc tổ chức Diễn đàn chính sách cấp cao lần này là một hoạt động để triển khai tuyên bố chung này.
Một trong những chia sẻ đáng chú ý tại Diễn đàn lần này là kinh nghiệm đến từ đất nước Singapore. Ông Peter Ong - Chủ tịch Cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp Singapore đã nói rằng vì nhận thức được tầm quan trọng của khởi nghiệp, Singapore từ sớm đã tiếp cận, mở cửa và thiết lập quan hệ đối tác để thúc đẩy phát triển khởi nghiệp.
Quốc gia này cũng thành lập từ sớm Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp mà hiện đang là đầu mối hỗ trợ, liên kết khu vực tư nhân và nhà nước để tạo mạng lưới và hạ tầng cho khởi nghiệp.
Đồng thời, Singapore cũng ra sức nỗ lực tìm kiếm nhiều nguồn lực vốn huy động cho khởi nghiệp, thông qua việc kết nối với nhà đầu tư mạo hiểm. Phối hợp liên ngành để tạo ra hệ sinh thái, áp dụng công nghệ mới, mô hình kinh doanh mang lại kinh nghiệm và tri thức.
Những chia sẻ, nhận định và kinh nghiệm, thảo luận của ông Peter Ong, bà Susan Amat - thành viên Hội đồng Quản trị Mạng lưới khởi nghiệp toàn cầu (GEN), đại diện đến từ khu vực khởi nghiệp của Thái Lan cùng nhiều diễn giả, đại biểu đều cùng dẫn đến một ý tưởng tuy không phải là mới nhưng không hề cũ, chính là: “Một hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo không thể tách biệt ra ngoàimà là kết nối với hệ sinh thái toàn cầu, vươn ra với thế giới...”
Câu chuyện còn lại chỉ là cách thức thực hiện.
Tại Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao trong khuôn khổ ngày thứ 2 sự kiện Techfest 2018, đã diễn ra Lễ ký kết các văn bản hợp tác phối hợp giữa Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN (Bộ KH&CN) với các cơ quan đối tác: Cơ quan phát triển doanh nghiệp Singapore (ESG); Cộng đồng hành động vì khởi nghiệp (ACE); Trung tâm khởi nghiệp Thái Lan – Cơ quan đổi mới sáng tạo quốc gia; Trung tâm Phát triển khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo toàn cầu Malaysia; World Startup Festival (WSF); GASEA (Đức). Tập đoàn VNPT cũng đã ký kết hợp tác với EON Reality Inc (Hoa Kỳ). |