Một mặt hàng 2 bộ quản lý và nỗi lòng doanh nghiệp

HUYỀN TRANG 16/01/2021 04:20

Đã có hàng trăm doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm và nguyên liệu đang bị vướng bởi quy định tại Thông tư số 48/2018 ngày 28/12/2018 của Bộ Y tế.

 Theo đó, Thông tư này đã đưa hàng trăm loại nông sản, thực phẩm phổ biến được dùng trong đời sống hằng ngày vào danh mục dược liệu.

 Cơ quan hải quan linh động giải quyết cho một số mặt hàng, số khác vẫn nằm trong danh sách chờ hoặc đợi đến khi Bộ Y tế sửa đổi quy định mới được thông quan.

Cơ quan hải quan linh động giải quyết cho một số mặt hàng, số khác vẫn nằm trong danh sách chờ hoặc đợi đến khi Bộ Y tế sửa đổi quy định mới được thông quan.

Thời gian qua, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã nhận được một số kiến nghị của doanh nghiệp về những khó khăn, vướng mắc khi triển khai các văn bản pháp lý đã có hiệu lực thi hành, ví dụ như việc nhiều loại thực phẩm phổ biến được dùng trong đời sống lại vào danh mục đáp ứng các điều kiện kinh doanh.

Phiền hà cho cơ quan quản lý

Ông Nguyễn Thanh Minh, Giám đốc một công ty xuất nhập khẩu và logistics tại quận 7 (TP.HCM), phải chạy xuôi ngược liên hệ nhiều nơi tìm cách lấy các đơn hàng thực phẩm đã về đến cảng nhưng vướng quy định mới của Bộ Y tế.

Đáng nói, các sản phẩm như óc chó, bạch quả, đậu đen, đậu khấu, đậu nành, đậu xanh; thực phẩm bổ dưỡng: táo tàu, kỷ tử, táo mèo, ý dĩ, hạt sen, long nhãn, nấm linh chi, thảo quả... bị giữ tại cảng từ cuối tháng 10/2020.

Mới đây, hải quan linh động giải quyết cho một số mặt hàng, số khác vẫn nằm trong danh sách chờ hoặc đợi đến khi Bộ Y tế sửa đổi quy định mới được thông quan.

Ông Minh cũng cho biết trước đây công ty vẫn nhập các loại thực phẩm này bình thường và hàng về cảng do Bộ NN&PTNT kiểm tra rồi đưa về kho. Nhưng gần đây Bộ NN&PTNT không kiểm tra nữa vì theo quy định mới, các mặt hàng nói trên thuộc kiểm tra của Bộ Y tế.

“Thực sự tôi không hiểu sao các sản phẩm thực phẩm thông thường như trên đã nhập khẩu bao nhiêu năm lại bị đưa vào quản lý như dược liệu. Mà nếu quản lý như dược liệu thì các công ty xuất nhập khẩu thực phẩm sẽ nghỉ hết do không đủ điều kiện.

Chúng tôi làm thực phẩm thì xây dựng nhà máy, kho hàng theo chuẩn an toàn thực phẩm của Bộ NN&PTNT, nay sản phẩm bị chuyển sang Bộ Y tế quản lý thì mọi thứ lại phải thay đổi với các điều kiện của nhà máy và kho hàng của nhà thuốc. Như thế là quá lãng phí”, ông Minh nói.

Nhiều doanh nghiệp không thể mở tờ khai khi cơ quan hải quan coi hàng hóa có nguồn gốc thực vật thuộc danh mục dược liệu được quy định tại Thông tư 48/2018/TT-BYT. Ảnh minh họa: St

Nhiều doanh nghiệp không thể mở tờ khai khi cơ quan hải quan coi hàng hóa có nguồn gốc thực vật thuộc danh mục dược liệu được quy định tại Thông tư 48/2018/TT-BYT. 

Khó khăn cho doanh nghiệp

Là người nhiều năm gắn bó với môi trường kinh doanh, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI, cho rằng câu chuyện này là ví dụ điển hình cho vướng mắc, bất cập về các điều kiện gia nhập thị trường.

Theo quy định của thông tư này thì hàng trăm loại nông sản, thực phẩm phổ biến được dùng trong đời sống hằng ngày được đưa vào danh mục dược liệu. Điển hình là các loại rau thơm như bạc hà, húng chanh, húng quế, ngải cứu…

Điều này đồng nghĩa với việc những chủ thể kinh doanh các loại hàng hóa này sẽ phải chịu cơ chế quản lý của pháp luật về… dược, nghĩa là phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh dược. Thậm chí, những người bán các loại thực phẩm này phải có địa điểm, kho bảo quản, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng thực hành tốt nguyên liệu làm thuốc.

“Điều này là chưa hợp lý và không khả thi. Bởi vì những loại thực phẩm trên không chỉ là nguyên liệu để làm thuốc mà còn là các loại thực phẩm rất thông dụng trong cuộc sống hằng ngày và việc sử dụng không tác động trực tiếp đến sức khỏe con người như các loại dược phẩm. Vì vậy, áp dụng cơ chế quản lý trên là chưa phù hợp”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Mặt khác, một số loại được xác định là dược liệu trong Thông tư 48/2018 cũng được xác định là thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu phải kiểm tra an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT như gừng, tỏi, hoa atisô... “Như vậy, cùng một loại hàng hóa sẽ chịu hai cơ chế quản lý của hai cơ quan khác nhau”, Trưởng ban pháp chế VCCI nhấn mạnh.

Bất cập trên đã gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp nhập khẩu và gây lúng túng cho cơ quan hải quan. Bởi nếu được quản lý theo dược liệu thì những doanh nghiệp nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh về dược. Thế nhưng các doanh nghiệp này từ trước đến nay không có bất kỳ hoạt động nào trong lĩnh vực dược và dĩ nhiên không thể đáp ứng được các điều kiện này, do đó không thể thông quan được hàng nhập khẩu.

Có thể bạn quan tâm

  • Thủ tướng chỉ đạo kiểm tra thông tin DĐDN nêu về việc cấp phép nhập khẩu nguyên liệu bổ sung thức ăn chăn nuôi

    Thủ tướng chỉ đạo kiểm tra thông tin DĐDN nêu về việc cấp phép nhập khẩu nguyên liệu bổ sung thức ăn chăn nuôi

    19:10, 10/08/2020

  • Doanh nghiệp gỗ ghép thanh tạm thời được xuất khẩu với mức thuế 0%

    Doanh nghiệp gỗ ghép thanh tạm thời được xuất khẩu với mức thuế 0%

    21:18, 05/08/2020

  • VASEP đòi “trả lại tên” cho chế biến thủy sản

    VASEP đòi “trả lại tên” cho chế biến thủy sản

    04:30, 16/08/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Một mặt hàng 2 bộ quản lý và nỗi lòng doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO