“Mua trước trả sau” - Tiện thì có tiện…

Diendandoanhnghiep.vn Ngày càng nhiều dịch vụ mua trước trả sau (BNPL) ra mắt hoặc mở rộng hoạt động tại Việt Nam để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Nhưng, kèm theo đó là những rủi ro tiềm ẩn cho người sử dụng dịch vụ.

>>>Startup “mua trước trả sau” Fundiin nhận đầu từ 1,8 triệu USD

Phương thức thanh toán tương lai

Theo một thống kê cho thấy, Đông Nam Á hiện có dân số hơn 670 triệu người, nhưng chỉ có 27% trong số đó là có tài khoản ngân hàng, còn lại ít nhất 438 triệu cá nhân không có tài khoản ngân hàng. Chính điều này đang tạo ra cơ hội cho những người chơi nhanh nhạy, đẩy mạnh các hoạt động BNPL nhằm chớp lấy cơ hội để lấp đầy khoảng trống lớn và tiềm năng này.

Ngày càng nhiều dịch vụ mua trước trả sau (BNPL) tại Việt Nam.

Ngày càng nhiều dịch vụ mua trước trả sau (BNPL) tại Việt Nam.

Riêng tại Việt Nam, mặc dù các hình thức BNPL còn đang phân mảnh, nhưng được dự báo sẽ bùng nổ trong thời gian tới, bởi theo một báo cáo của Google & Temasek, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ trung bình 40% hàng năm, đi cùng với đó là sự gia tăng mạnh của tầng lớp trung lưu, nhưng tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng chỉ mới đạt mức 4%. 

Trên thực tế, điều khiến BNPL hấp dẫn bởi nó cho phép người dùng mua hàng và trả dần theo thời gian bằng hình thức trả góp hàng tuần hoặc hàng tháng. Các sản phẩm này thường đi kèm với các tính năng hấp dẫn bao gồm lãi suất 0%, trả góp và dễ sử dụng. Người mua hàng chỉ cần cung cấp các thông tin chi tiết như tên, tuổi, địa chỉ, email và số điện thoại liên hệ. Sau đó, họ có thể hoàn thành đơn hàng và thanh toán khoản nợ đó trong vài tuần hoặc vài tháng. 

Theo ông Nguyễn Hoàng Long, Giám đốc sàn thương mại trực tuyến Sendo, “BNPL cung cấp cho khách hàng và người bán một lựa chọn thanh toán tiện lợi và thân thiện với túi tiền người tiêu dùng”.

Ông Moin Uddin, Giám đốc điều hành của nền tảng fintech SmartPay, cho biết nhu cầu về BNPL đang tăng vọt vì “nó phục vụ những người không thể tiếp cận các khoản vay truyền thống”.

Trong khi nền tảng tín dụng kỹ thuật số Kredivo nhận định, Việt Nam có triển vọng tích cực cho việc BNPL nhờ thanh toán không dùng tiền mặt và tỷ lệ sở hữu thẻ tín dụng thấp ở đây. Công ty đang kỳ vọng thị trường BNPL của Việt Nam sẽ đạt 4,6 tỷ USD. “BNPL sẽ là phương thức thanh toán phổ biến tại Việt Nam trong vòng ba năm tới”.

>>>Mua trước trả sau ngày càng “hot”

>>>“Bùng nổ” xu hướng mua trước trả sau

Những rủi ro tiềm ẩn

Theo các nhà phân tích nhận định, mô hình BNPL sẽ là một xu hướng trong tương lai, đặc biệt là bởi những người trẻ thuộc thế hệ Millennials và thế hệ Z đang “chơi dao” với việc vay nợ thẻ tín dụng.

Nhưng mô hình BNPL cũng là một

Nhưng mô hình BNPL cũng là một "con dao hai lưỡi" với người tiêu dùng.

Có một sự thật rằng, việc được “hoãn thanh toán” các khoản mua hàng đang hấp dẫn hơn bao giờ hết với những thế hệ người trẻ tuổi, có công việc, có thu nhập nhưng khả năng tài chính chưa dư dả. Các chuyên gia phân tích cũng đang khuyến cáo người dùng nên thận trọng khi sử dụng các loại dịch vụ này bởi những rủi ro tiềm ẩn của nó.

Trên thực tế, các dịch vụ này thường kiếm tiền từ việc người bán thanh toán phí mua hàng và phí trả chậm từ khách hàng nếu họ chậm khoản thanh toán. Các khách hàng sẽ phải chịu một khoản phí “kha khá” khi chậm thanh toán và tùy thuộc vào dịch vụ đã sử dụng. Nếu người tiêu dùng không thanh toán đúng hạn, họ bị tính phí trả chậm và phải trả lãi trên số dư. 

Anh Nguyễn Văn Trọng, 30 tuổi, tại Hải Phòng đang sử dụng một dịch vụ BNPL để trả tiền cho việc mua một chiếc laptop với giá 25 triệu đồng, anh sẽ chỉ phải trả trước 10 triệu đồng trong khi 15 triệu đồng sẽ được thanh toán trong vòng 2 năm.

“Với một nhân viên văn phòng như tôi, việc bỏ ra một lúc 25 triệu đồng để trang trải cho một chiếc máy tính xách tay là điều khá khó khăn. Với các dịch vụ mua trước trả sau và không lãi suất như vậy, tôi có thể dễ dàng hơn trong cuộc sống”, anh Trọng cho biết.

Mặc dù khá tiện lợi cho người tiêu dùng, nhưng theo các chuyên gia phân tích, các dịch vụ BNPL vẫn tồn tại nhiều “red flags”, những chỉ dấu cảnh báo về mối nguy hiểm tiềm tàng có thể xảy ra.

Nhiều trường hợp đã vướng vào nợ nần lúc nào không biết.

Nhiều trường hợp đã vướng vào nợ nần lúc nào không biết.

Baucells, giáo sư Đại học Virginia, cho rằng: “Vấn đề là các hình thức này đang tạo ra một cái “hố sâu mua sắm” cho người tiêu dùng, khiến họ càng ngày chìm sâu vào nợ nần”. Trong khi Terri R. Bradford, chuyên gia nghiên cứu về hệ thống thanh toán của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho rằng, nhược điểm của BNPL là người dùng dễ bị mắc vào các khoản nợ lớn mà chính bản thân họ cũng không nhận ra.

Đơn cử như trường hợp của anh Trọng, sau khoảng thời gian mua chiếc laptop, thấy khá ổn khi thanh toán, anh tiếp tục sử dụng dịch vụ BNPL khác để mua chiếc xe máy với giá 30 triệu đồng. Điều anh không nhận ra là việc anh đang chìm sâu vào các khoản nợ hàng tháng khi chia khoản nợ vào nhiều tài khoản BNPL khác nhau với các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Đó là một trong những rủi ro lớn nhất.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Mua trước trả sau” - Tiện thì có tiện… tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714111701 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714111701 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10