Muôn chiêu lừa đảo tâm linh

Diendandoanhnghiep.vn Dù đã có không ít đối tượng" buôn thần bán thánh" bị xử lý, cơ quan chức năng cũng liên tục cảnh báo, nhưng nhiều người với niềm tin mù quáng vẫn dễ dàng sập bẫy của đối tượng lừa đảo...

hihiii

Ổ  nhóm lừa đảo bán sim điện thoại, vòng tay, bùa hộ thân, mặt phật gắn mác phong thủy vừa bị Công an TP Ninh Bình triệt phá. Ảnh: CA

Bói toán và tin vào bói toán là một trong những hình thức mê tín dị đoan vẫn chưa được đẩy lùi trong xã hội. Nếu trước đây muốn xem bói phải đến tận nơi gặp “thầy”, thì hiện tại chỉ cần có điện thoại thông minh hoặc máy tính là có thể nhận được lời phán của “thầy” qua các ứng dụng online.

Với phương thức quảng cáo rầm rộ với đủ mọi “dịch vụ tâm linh” được xem miễn phí như: tử vi, chọn ngày đẹp, xem tuổi, gọi vong, ngoại cảm tìm mộ, tìm người thất lạc, thậm chí livestream (phát sóng trực tiếp) để lên đồng, bói toán..., các trang web, tài khoản mạng xã hội chuyên về xem bói, tử vi thu hút hàng chục, thậm chí hàng trăm ngàn lượt truy cập, theo dõi.

Điều đáng nói là các “dịch vụ tâm linh” online đang bị những kẻ xấu lợi dụng tuyên truyền mê tín dị đoan, lừa đảo tiền bạc từ trao đổi, mua bán bùa chú, vật phẩm tâm linh mang màu sắc mê tín dị đoan và đánh cắp thông tin cá nhân.

Mới đây, Công an TP Ninh Bình vừa triệt phá một ổ nhóm lừa đảo bán sim điện thoại, vòng tay, bùa hộ thân, mặt phật gắn mác phong thủy... cho gần 60.000 người nhẹ dạ cả tin. Điều đáng nói, các đối tượng cũng lập mạng xã hội, lấy hình ảnh các cô đồng nổi tiếng để giả danh lừa đảo.

Chủ mưu là vợ chồng Dương Văn Cao (SN 1997) và Hoàng Thị Mỹ Hằng (SN 1997), chủ cửa hàng quần áo tại số 83 đường Nguyễn Văn Cừ (phố Vạn Xuân 1, phường Thanh Bình, TP. Ninh Bình cùng các đối tượng giúp sức. Cơ quan chức năng cho biết, bề ngoài mở cửa hàng bán quần áo, nhưng thực chất đó chỉ là vỏ bọc che mắt lực lượng chức năng của Cao và Hằng.

Theo đó, để thực hiện hành vi lừa đảo, Cao - Hằng đã mua 10 bộ máy tính và 11 điện thoại di động cùng nhiều sim rác, phôi sim không sử dụng được cùng các đồ phong thủy như vòng gỗ, linh phù dán điện thoại, lá bùa đỏ, lá bùa vàng, lá bồ đề, mặt bồ tát... rồi thuê nhân viên gọi điện cho khách hàng để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Để hút khách, các đối tượng lập nhiều trang cá nhân mạo danh cô đồng để lừa đảo. Có trang các đối tượng cho nhân viên mua bộ quần áo cô đồng rồi ra chùa chụp ảnh giả danh là cô đồng, nhóm đối tượng liên tục up hình ảnh cô đồng đang lễ bái ở những chốn linh thiêng để tăng tương tác. Có trang các đối tượng lấy tên, tuổi của một số cô đồng trên mạng xã hội câu like, câu view.

Chưa kể, các đối tượng còn cho chạy quảng cáo khiến trang cá nhân càng trở nên uy tín khi có hàng chục nghìn lượt người theo dõi để khách hàng tin tưởng, đặt niềm tin mua bùa chú vòng tay gỗ trầm, lá linh phù... mang về đeo. Không chỉ nhiều người bị lừa qua cuộc gọi, mà rất nhiều nạn nhân thông qua mạng xã hội, tin tưởng trang cá nhân là của một cô đồng nên đặt mua rất nhiều vật phẩm phong thủy.

Đặc biệt, Cao và Hằng còn soạn sẵn kịch bản công phu để bất kì khách hàng nào khi nhắn tin đến, các nhân viên sẽ khơi gợi, đánh đúng vào tâm lý đang gặp khó khăn, vận hạn của khách hàng, để khách hàng tâm sự ra những trục trặc mà bản thân đang gặp phải trong cuộc sống. Tùy từng hoàn cảnh, nhân viên sẽ dẫn dắt khách hàng đi đến làm lễ hóa giải. Thường thì khách hàng bỏ ra vài chục đến vài trăm nghìn đồng tiền làm lễ và mua vật phẩm phong thủy để đổi lấy sự bình an, may mắn, suôn sẻ trong cuộc sống nên hầu như không ai mặc cả và chỉ vâng dạ, cám ơn rồi chuyển tiền.

Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Ninh Bình, từ năm 2019 đến nay, với thủ đoạn này, các đối tượng đã thực hiện hành vi với gần 60.000 bị hại trên 40 tỉnh, thành; chiếm đoạt số tiền hơn 13 tỷ đồng.

>>PHÁP LUẬT CUỐI TUẦN: Lợi dụng niềm tin tâm linh để trục lợi bất chính

ccccccccccccc

Trần Thị Hồng Giang bị cơ quan điều tra bắt giữ khi đang lẩn trốn ở TP Vinh. Ảnh: CA

Trước đó, hồi tháng 1/2023 vừa qua, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Nghệ An đã bắt đối tượng Trần Thị Hồng Giang (SN 1981, trú tại xã Quỳnh Bá, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Cơ quan Công an cho biết, Trần Thị Hồng Giang tự rêu rao rằng bản thân mình có khả năng "soi", xử lý việc "phần âm" và quen biết với nhiều “thầy” uy tín, có thể nhờ để lập đàn, cúng lễ giải hạn. Từ đó, lợi dụng tâm lý mê tín, nhẹ dạ cả tin của người dân.

Theo hồ sơ vụ án, từ đầu tháng 3/2021, Trần Thị Hồng Giang đã chủ động tiếp cận làm quen với chị D.T.T. trú tại thành phố Vinh, Nghệ An. Giang tự giới thiệu rằng bản thân có khả năng soi và xử lý những việc về phần âm. Ban đầu chị T. không tin, nhưng rất nhiều lần Giang bịa ra thông tin là gia đình chị T. đang gặp nhiều vấn đề về phần âm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng sức khoẻ, cuộc sống của gia đình.

Do hoang mang, lo sợ và tin tưởng lời Giang nói là thật nên chị T. đã nhờ Giang tìm cách "hoá giải". Thời gian đầu, Giang không yêu cầu chuyển tiền mua sắm lễ. Sau đó, Giang liên tục nói chị T. chuyển tiền cho Giang để cho ông bà tổ tiên “chứng” rồi sẽ hoàn lại cho chị T ngay sau khi xong lễ. Tin tưởng và nghĩ Giang sẽ chuyển lại sau khi “chứng” và việc làm lễ không phải mất chi phí nào nên chị T. đã vay mượn nhiều nơi để chuyển khoản cho Giang.

Cơ quan điều tra cho biết, trong khoảng thời gian từ tháng 3/2021 đến tháng 6/2021, Giang đã 50 lần yêu cầu chị T. chuyển tiền vào nhiều tài khoản do Giang cung cấp để làm lễ giải hạn, chiếm đoạt tổng số tiền hơn 7,1 tỷ đồng.

Trên đây chỉ là hai vụ việc điển hình trong rất nhiều vụ án lừa đảo tâm linh đã bị cơ quan chức năng xử lý. Thiết nghĩ, tôn giáo, tín ngưỡng là nhu cầu tinh thần chính đáng của nhân dân, nhưng mỗi người phải cần cảnh giác trước các dịch vụ tâm linh lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi; không tin vào những đồn thổi, bói toán vô căn cứ để rồi không chỉ tổn hại kinh tế cá nhân và gia đình mà còn làm nảy sinh tâm lý hoang mang, ỷ lại, trông chờ vào vận may từ các loại bùa phép không có thực dẫn đến những hậu quả khó lường.

Trên thực tế, những điều tốt lành, sự may mắn chỉ đến với mỗi người khi có tư duy tích cực, có hành động đúng đắn và lối sống lành mạnh. Suy cho cùng, cái gọi là “dịch vụ tâm linh” đang thực sự là một vấn nạn nguy hiểm, cần phải được cảnh tỉnh trên bình diện xã hội. Nhà nước cần phải xử lý nghiêm khắc những đối tượng có hành vi sai phạm để bảo đảm nhu cầu tâm linh của người dân được thỏa mãn một cách lành mạnh, lương thiện.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Muôn chiêu lừa đảo tâm linh tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714073821 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714073821 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10