Muốn chống biến đổi khí hậu, cần làm theo cách này

CẨM ANH 15/02/2024 03:00

Việc các nước chi tiêu ngân sách cho biến đổi khí hậu giới hạn ở phạm vi trong nước đang cản trở đáng kể tiến trình toàn cầu trong việc giảm khí thải và chuyển sang năng lượng sạch.

 >> Nhiều thành phố ngày càng "yếu ớt" trước biến đổi khí hậu

Các nước giàu nên tăng chi tiêu cho các dự án xanh ở các nước nghèo

Các nước phát triển nên tăng chi tiêu cho các dự án xanh ở các nước chậm phát triển để thúc đẩy giảm thải khí nhà kính

Thế giới sẽ cần một khoảng thời gian dài để đạt được các mục tiêu về biến đổi khí hậu. Thỏa thuận Paris năm 2015 đặt mục tiêu giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức dưới 1,5 độ C. Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, việc đạt được mục tiêu này sẽ đòi hỏi thế giới phải cắt giảm khoảng 50% mức phát thải khí nhà kính hiện tại. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, các nước đang không đi đúng hướng để đạt được điều này.

Về mặt địa lý, những nỗ lực hiện tại đang mất cân bằng rõ rệt. Hiện nay, hầu hết nguồn tài trợ về khí hậu đều được các nước giàu tập trung ở trong nước. Các nước giàu, chiếm 15% dân số thế giới, chịu trách nhiệm về 35% lượng khí thải toàn cầu hàng năm và thậm chí nhiều hơn về lượng khí carbon dioxide đã tích tụ trong khí quyển từ lượng khí thải trong quá khứ. Theo Sáng kiến Chính sách Khí hậu, tổng nguồn tài chính hiện tại dành cho giảm thiểu biến đổi khí hậu ở Tây Âu là 105 tỷ USD, cao hơn rất nhiều so với 30 tỷ USD ở Nam Á, mặc dù Nam Á có dân số và diện tích lãnh thổ lớn hơn. Do đó, những quốc gia này phải chịu phần lớn trách nhiệm tài trợ cho các nỗ lực giảm thiểu khí thải nhà kính.

Theo Rachel Glennerster, Phó Giáo sư Kinh tế tại Đại học Chicago và là cựu Chuyên gia Kinh tế trưởng của Văn phòng Đối ngoại, Khối thịnh vượng chung và Phát triển Vương quốc Anh, mặc dù thỏa thuận Paris bao gồm các điều khoản gợi ý rằng các quốc gia phải đáp ứng mục tiêu phát thải của mình bằng cách tài trợ cho hoạt động giảm phát thải ở nước ngoài, nhưng hầu hết các quốc gia vẫn tiếp tục xác định các cam kết về mức phát thải bằng 0 hoặc các mục tiêu khác chỉ trong phạm vi biên giới của họ.

Ví dụ, tại Mỹ, chính phủ dự kiến sẽ chi khoảng 1 nghìn tỷ USD cho việc giảm thiểu khí hậu trong thập kỷ tới thông qua Đạo luật Giảm lạm phát, nhưng phần lớn số tiền này chỉ được chi tiêu ở trong nước.

"Các quốc gia phát triển cần ý thức được rằng, cách tốt nhất để giảm thiểu tác động lớn nhất có thể của biến đổi khí hậu là chi tiêu ở những nơi sẽ phát huy tác dụng nhiều nhất", bà Rachel Glennerster cho biết. 

>> Châu Á dẫn đầu nỗ lực chống biến đổi khí hậu tại COP28

Việc giảm phát thải khí nhà kính từ các nước chậm phát triển sẽ đem lại hiệu quả lớn hơn

Việc giảm phát thải khí nhà kính từ các nước chậm phát triển sẽ đem lại hiệu quả lớn hơn

Cụ thể, chuyên gia này chỉ ra, Vương quốc Anh sẽ giảm lượng khí thải nhiều hơn bằng cách tài trợ cho một nhà máy năng lượng mặt trời ở nơi có nhiều ánh nắng so với việc trợ cấp năng lượng mặt trời trong nước. Các công nghệ mới nổi nhằm mục đích loại bỏ carbon dioxide khỏi khí quyển, chẳng hạn như thu giữ không khí trực tiếp, rất tốn năng lượng, vì vậy chúng chỉ hợp lý khi ứng dụng ở nơi có sẵn nguồn năng lượng sạch giá rẻ.

Bên cạnh đó, các phương pháp thu hồi carbon khác đòi hỏi nhiều nguồn lực, như quá trình phong hóa đá tăng cường đòi hỏi phải rải đá nghiền, một sản phẩm phụ của khai thác mỏ, trên khắp đất nông nghiệp để tăng năng suất cây trồng và đẩy nhanh quá trình tự nhiên mà đá hấp thụ carbon. Quá trình này đòi hỏi đất đai, lao động và khả năng tiếp cận phế liệu khai thác, khiến các quốc gia có thu nhập trung bình với nguồn đầu vào dồi dào như Brazil, Chile và Peru có vị thế thuận lợi để thực hiện quy trình này.

Đồng quan điểm, bà Seema Jayachandran, Giáo sư Kinh tế và Quan hệ công chúng tại Đại học Princeton cho biết, các nước nghèo và đang phát triển thiếu khả năng tiếp cận nguồn tài chính thường chưa triển khai việc chuyển đổi sang năng lượng sạch vì những dự án như vậy đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn.

"Các nước phát triển có thể giải quyết bài toán này như cung cấp vốn để giúp giảm lượng khí mêtan thải ra từ các bãi chôn lấp rác thải, hoặc lắp đặt hệ thống thu hồi có khả năng chuyển đổi khí mê tan thành điện năng. Tương tự, các quốc gia phát triển có thể hỗ trợ các nước nghèo nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các địa điểm sản xuất dầu khí để giảm lượng khí thải mêtan và khí đốt tự nhiên", bà Seema Jayachandran nói thêm.

Việc các nước hướng tới mục tiêu đưa lượng phát thải ròng bằng 0 cần tính đến các nỗ lực giảm thiểu bên ngoài biên giới. Hướng tới một mô hình vượt biên giới là cách duy nhất để ngăn chặn những hậu quả thảm khốc nhất của biến đổi khí hậu.

Có thể bạn quan tâm

  • Nhiều thành phố ngày càng

    Nhiều thành phố ngày càng "yếu ớt" trước biến đổi khí hậu

    04:00, 08/01/2024

  • COP đem lại lợi ích gì cho biến đổi khí hậu?

    COP đem lại lợi ích gì cho biến đổi khí hậu?

    04:00, 11/12/2023

  • Standard Chartered sẽ hỗ trợ các mục tiêu về biến đổi khí hậu của Việt Nam

    Standard Chartered sẽ hỗ trợ các mục tiêu về biến đổi khí hậu của Việt Nam

    14:01, 04/12/2023

  • Châu Á dẫn đầu nỗ lực chống biến đổi khí hậu tại COP28

    Châu Á dẫn đầu nỗ lực chống biến đổi khí hậu tại COP28

    04:00, 02/12/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Muốn chống biến đổi khí hậu, cần làm theo cách này
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO