Mỹ Latinh có thể trở thành "người khổng lồ" về khí hậu?

Diendandoanhnghiep.vn Tại COP28, hội nghị về khí hậu của Liên Hợp Quốc, một số quốc gia Mỹ Latinh đã tham dự với tham vọng trở thành cường quốc về năng lượng xanh trong tương lai.

Brazil muốn chứng minh mình là quốc gia dẫn đầu về chống biến đổi khí hậu trong khu vực

Brazil muốn chứng minh mình là quốc gia dẫn đầu về chống biến đổi khí hậu trong khu vực

Tại hội nghị năm ngoái tại Ai Cập, Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva đã tham dự sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử trong nước. Tại đó, ông cam kết sẽ khôi phục danh tiếng toàn cầu của Brazil về quản lý khí hậu bằng cách giảm thiểu tình trạng tàn phá rừng nhiệt đới Amazon vốn đã tăng mạnh trước đó.

>> COP28: "Nóng" vấn đề xung đột Israel – Hamas

Tham vọng của Mỹ Latinh tại COP28

Năm nay, Brazil đã cho thấy uy tín của mình với những con số chứng minh. Ở Brazil, nạn phá rừng ở Amazon từ tháng 8/2022 đến tháng 7/2023 đã giảm hơn 22,3%. Brazil không phải là người thành công đơn độc. Hoạt động phá rừng cũng giảm trong năm qua trên khắp Bolivia, Colombia và Peru, theo dữ liệu của nhóm giám sát Bảo tồn Amazon.

Tại COP28, Mỹ Latinh cũng cho thấy sự nhiệt tình dẫn đầu các sáng kiến khí hậu. Ông Lula, Tổng thống Colombia Gustavo Petro, và đặc biệt là Thủ tướng Barbados Mia Mottley, đã nhận được sự khen ngợi của toàn thế giới khi thúc đẩy các chương trình cung cấp thêm tài chính khí hậu cho các nước thu nhập thấp. Trong khi đó, Cuba được bầu làm lãnh đạo nhóm G-77 gồm các nước đang phát triển, nhóm thường cùng đóng vai trò là khối đàm phán tại diễn đàn COP.

Những bước đi đó khiến nhiều người lạc quan về triển vọng của Mỹ Latinh trong một hướng đi mới – năng lượng tái tạo. Tại hội nghị năm nay, lãnh đạo Brazil muốn khẳng định mình là người dẫn đầu về khí hậu thông qua việc thúc đẩy sản xuất năng lượng tái tạo của Brazil.

Ông nói trong chuyến thăm Saudi Arabia hôm 29/11, rằng: “Nếu Saudi Arabia là nhà sản xuất dầu và khí đốt quan trọng nhất thế giới, thì trong 10 năm nữa, Brazil sẽ được biết đến là “Saudi Arabia của năng lượng xanh””.

Thực tế đầy thách thức

Tuy nhiên, cũng như nhiều nước đang phát triển khác, Brazil sẽ khó có thể tự mình đạt được điều đó nếu thiếu sự trợ giúp nhiều mặt của quốc tế. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) viết trong một báo cáo tháng 11 rằng lãi suất cao và việc thiếu nguồn tài chính dễ tiếp cận là rào cản chính của các nước Mỹ Latinh trong đạt các mục tiêu về năng lượng tái tạo.

Châu Mỹ Latinh thường được kỳ vọng sẽ là cường quốc năng lượng xanh tiềm năng bởi nguồn tài nguyên nắng và gió dồi dào. Nhưng tài chính có thể là rào cản chính để mở khóa các tiềm năng đó.

>> Vì sao các nước nghèo nên cẩn trọng với tài chính khí hậu?

Do lãi suất cao, IEA tính toán rằng chi phí tài chính chiếm gần 60% chi phí của các nhà máy năng lượng mặt trời ở Brazil vào năm 2021, so với 30% ở Trung Quốc và 25% ở châu Âu. Ngay cả ở Chile, IEA cho biết, dựa trên các chính sách hiện hành, quốc gia này sẽ chỉ có thể lắp đặt khoảng một nửa công suất điện gió và mặt trời đã cam kết vào năm 2050.

Nếu các nước Mỹ Latinh muốn tăng tốc lắp đặt năng lượng tái tạo, các chuyên gia cho rằng họ đã có sẵn một số lựa chọn. Một là thay đổi chính sách trợ cấp của họ. Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế Xã hội Brazil, vào năm 2021 nước này đã trợ cấp nhiều hơn cho các công ty nhiên liệu hóa thạch. Brazil cũng đang trong quá trình mở rộng hoạt động khoan dầu quy mô lớn và tuần trước đã thông báo rằng họ đang xem xét chấp nhận lời mời gia nhập khối các nhà xuất khẩu dầu OPEC+.

Thế nhưng để hiện thức hóa tham vọng, các nước Mỹ Latinh cần rất nhiều tiền

Để hiện thức hóa tham vọng kinh tế xanh, các nước Mỹ Latinh phải cần nguồn vốn rất lớn 

Lựa chọn khác là hợp lý hóa việc cấp phép cho công nghệ gió và mặt trời. Nhiều ý kiến của các công ty cho biết sự chậm trễ trong việc cấp phép đã làm chậm quá trình triển khai năng lượng tái tạo ở nhiều quốc gia trong khu vực châu Mỹ Latinh, điển hình như ở Colombia.

Nhưng như vậy dường như vẫn không đủ, cũng như hầu hết các nước ở châu Á, Châu Mỹ Latinh sẽ cần thêm hàng chục tỷ USD đầu tư bổ sung để đạt được các mục tiêu vào năm 2030. Điều đó là không thể chỉ với ngân sách quốc gia, mà đòi hỏi sự tham gia của các quốc gia giàu có, hay giới tư nhân.

Vấn đề là, khu vực tư nhân Mỹ Latinh lại có xu hướng nhìn nhận biến đổi khí hậu là vấn đề chưa cấp bách. Theo một nghiên cứu hồi tháng 3 của công ty tư vấn Ernst and Young, chỉ 1/3 số nhà quản lý tại 400 tập đoàn lớn được khảo sát ở Mỹ Latinh cho rằng các vấn đề liên quan đến hiện tượng nóng lên toàn cầu là mối lo ngại đối với tổ chức của họ.

Dù sao, những thách thức này cũng không ngăn cản được mong muốn chuyển đổi của các nước trong khu vực. Trước hội nghị, các nước Mỹ Latinh đã sôi nổi tranh luận về tài chính xanh cho các nước đang phát triển. Kế hoạch tài chính khí hậu của ông Mottley - Sáng kiến Bridgetown - đã được Chủ tịch COP28 Sultan Ahmed Al Jaber công khai khen ngợi.

Tại Dubai, Chile và Đức đang thành lập một câu lạc bộ gồm các nước phát triển và đang phát triển để hợp tác tài trợ cho quá trình khử cacbon. Và các quan chức Brazil và Colombia sẽ tham gia vào một sự kiện bên lề về nợ và khí hậu.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mỹ Latinh có thể trở thành "người khổng lồ" về khí hậu? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714462314 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714462314 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10