Đến cuối cùng, chống biến đổi khí hậu là cuộc chiến khốc liệt giữa nhiệm vụ bảo vệ tương lai loài người và lợi nhuận khổng lồ.
>>COP26: "Tiễn" than đá vào ký ức?
Các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu sẽ tập trung về Dubai, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) để tham dự Hội nghị khí hậu thường niên lớn nhất và quan trọng bậc nhất, kéo dài từ ngày 30/11 đến ngày 12/12 tới đây.
Như tôn chỉ mục đích từ ban đầu, các hội nghị COP là nơi sẽ cung cấp những diễn đàn quan trọng cho các quan chức chính phủ, lãnh đạo doanh nghiệp và các nhóm hoạt động chiến dịch môi trường nhằm đẩy nhanh hành động giải quyết khủng hoảng khí hậu đang trở nên cấp thiết.
So với 2 năm trước tại COP26 Glasgow, áp lực hiện nay cực lớn. Nhiệt độ toàn cầu và lượng khí thải nhà kính tiếp tục phá kỷ lục, không có lục địa nào không bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan thường xuyên và dữ dội hơn.
Thường lệ, chống biến đổi khí hậu luôn là cuộc chiến nảy lửa giữa hai phe: các quốc gia phát triển kinh tế có phát thải lớn và các quốc gia, nhóm hoạt động kiên quyết hướng đến mục tiêu sử dụng năng lượng “xanh”.
Tai COP26, các tổ chức tín dụng hàng đầu đã thống nhất quan điểm không ưu tiên tài chính cho lĩnh vực khai thác, sản xuất năng lượng có nguồn gốc hóa thạch như dầu mỏ, than đá, khí đốt,…
Chính sách này không dễ thực thi trong ngắn hạn, không hẳn là do áp lực từ các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ, mà vì dầu mỏ vẫn quá quan trọng với kinh tế toàn cầu. Như đã thấy, thị trường dầu mỏ gắn chặt với chỉ số kinh tế; châu Âu, Mỹ lao đao chống lạm phát khi giá dầu tăng vọt.
Các cuộc đàm phán ở Bonn (Đức) hồi đầu năm nay không thể tìm lối thoát về vấn đề tài chính và hỗ trợ, trong đó một số quốc gia có thu nhập thấp từ chối nói về việc cắt giảm khí thải trừ khi có sự tập trung bình đẳng vào việc các quốc gia giàu có sẽ cung cấp các gói vốn cho họ.
COP28 có vai trò to lớn trong việc thiết lập định hướng chính trị cho sự thay đổi mang tính chuyển đổi trong tham vọng về khí hậu. Nhưng nếu không có niềm tin về tài chính và kinh tế, các quốc gia sẽ không thể hành động với tốc độ và quy mô cần thiết.
Ví dụ, các thành viên OPEC+ ở khu vực châu Phi không đồng ý cắt giảm thêm sản lượng khai thác dầu do Saudi Arabia chủ trì. Lý do, các nước này phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu.
Với bản thân các nước đứng đầu OPEC ở Trung Đông, dù đã cố gắng đa dạng nền kinh tế, song dầu mỏ vẫn đóng vai trò sống còn đối với họ, đấy không chỉ là công cụ kiếm tiền mà còn giúp họ duy trì quyền lực “mềm”.
>>Những thắng lợi đầu tiên từ Hội nghị COP26
Chẳng đâu xa, ngay chính nước Mỹ - thành viên xông xáo của COP cũng cậy nhờ dầu mỏ để xây dựng ngôi vị tuyệt đối cho đồng tiền của mình- Petrodollars. Nói cách khác, nhiều thập kỷ qua Washington sử dụng dầu mỏ để điều khiển phần còn lại.
Các nước giàu, mặc dù chiếm phần lớn lượng phát thải khí nhà kính trong lịch sử, từ lâu đã phản đối việc thành lập một quỹ để bồi thường cho các nước thu nhập thấp về những thiệt hại mà họ đã gây ra.
Việc thành lập quỹ tổn thất và thiệt hại tại COP27 (Ai Cập) được coi là một bước đột phá lịch sử và là bước ngoặt tiềm năng trong cuộc khủng hoảng khí hậu, mặc dù nhiều chi tiết quan trọng vẫn chưa được giải quyết. Chẳng hạn như: Ai phải đóng góp vào quỹ? Quy mô của nó là bao nhiêu? Ai nên đóng góp? Ai được miễn trừ và hưởng lợi?
Có thể bạn quan tâm
COP28: Kỳ vọng thay đổi từ ngành dầu khí
04:00, 26/11/2023
COP28: Mong chờ điều gì về chống biến đổi khí hậu?
03:00, 26/11/2023
Thúc đẩy công trình xanh: Việt Nam sẽ hiện thực hóa cam kết tại COP26
13:40, 15/10/2022
COP26 và niềm tin phát triển bền vững
01:05, 06/11/2021
COP26: "Tiễn" than đá vào ký ức?
05:23, 05/11/2021
COP26 vẫn ẩn chứa mầm mống thất bại
05:30, 03/11/2021