Với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nam Định đạt cao nhất từ trước đến nay là 9,07%. Hiện Nam Định đã có những bước chuyển dịch cơ cấu hiệu quả khi công nghiệp được xác định là động lực phát triển.
>>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Nam Định cần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế
Diễn đàn Doanh nghiệp đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Anh Dũng - PCT UBND tỉnh Nam Định về chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Thưa ông, 2022 là năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi “hậu COVID-19”. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nam Định lại lập dấu mốc cao nhất từ trước đến nay?
Đúng vậy! Trong năm vừa qua, với sự quan tâm, chỉ đạo của Trung ương, cùng sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị nên tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh Nam Định ổn định, môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt, diện mạo nông thôn thay đổi toàn diện.
Kinh tế tiếp tục ổn định và có bước phát triển; quy mô và hiệu quả kinh tế được nâng lên. Trong 2 năm 2021-2022: Tổng sản phẩm GRDP (theo giá so sánh 2010) tăng bình quân 8,4%/năm. Trong đó, năm 2021 tăng 7,7%, năm 2022 ước tăng 9,07% cao nhất từ trước đến nay.
- Vâng, vậy theo ông đâu là lý do để Nam Định có sự bứt tốc trong bối cảnh “nhà nhà suy thoái” như vậy?
Để đạt được những kết quả trong phát triển kinh tế - xã hội như trên, Tỉnh ủy đã chỉ đạo các ngành triển khai quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp như: Tập trung xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện hiệu quả 05 Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế - xã hội; Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; Huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư; Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh và chuyển đổi số; Thực hiện tốt những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Tập trung phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
- Nam Định là một trong số các địa phương có sự “nhảy vọt” trên bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tuy nhiên con số 24/63 trên bảng xếp hạng cho thấy thu hút đầu tư của tỉnh vẫn còn nhiều việc phải làm, thưa ông?
Năm 2021 cũng là năm đánh dấu mốc đáng nhớ trên bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Nam Định khi vươn lên đứng thứ 24/63 tỉnh, thành phố (tăng 16 bậc so với năm 2020), thuộc nhóm xếp hạng khá cả nước. Kết quả chỉ số CPI của Nam Định năm 2021 tuy có được cải thiện, tăng điểm, tăng hặng nhưng nhìn chung Nam Định cũng mới nhỉ nằm trong nhóm khá của cả nước; Mặc dù có bước tăng trưởng như vậy nhưng Nam Định vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác chỉ đạo, điều hành dù đã rất nỗ lực.
Trong đó, công tác cải cách hành chính tuy đã đạt được nhiều kết quả nhưng so với yêu cầu và mong muốn của người dân, DN thì vẫn chưa đáp ứng được. Sự phối hợp giữa các đơn vị trong việc hỗ trợ nhà đầu tư, DN thực hiện các thủ tục đầu tư có thời điểm còn chưa tốt. Một bộ phận cán bộ, công chức tại một số Sở, ngành và địa phương còn thiếu trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, năng lực công tác trong thực thi nhiệm vụ.
Việc phát hiện và xử lý vi phạm trong thực thi công vụ đôi lúc còn chưa kịp thời, triệt để. Tỉnh chưa có nhiều quỹ đất sạch đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của các nhà đầu tư. Tiến độ triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các KCN, CCN còn chậm. Công tác lập và triển khai thực hiện quy hoạch trên địa bàn tỉnh còn một số hạn chế, chưa đảm bảo, thiếu tính đồng bộ giữa các quy hoạch, vì vậy chưa tạo điều kiện thuận lợi phục vụ công tác xúc tiến và thu hút đầu tư.
- Vậy tỉnh sẽ có cơ chế, chính sách thu hút nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lớn về đầu tư trên địa bàn, thưa ông?
Để cải cách thủ tục hành chính, thu hút đầu tư, tỉnh sẽ nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tính năng động, tiên phong của lãnh đạo các cấp, các ngành trong thực hiện cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến và thu hút đầu tư.
Bên cạnh đó, huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Tập trung huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại. Ưu tiên nguồn vốn để đầu tư và sớm hoàn thành một số công trình giao thông trọng điểm, có tính chiến lược lâu dài. Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư cũng là nội dung được quan tâm. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác cải cách
- Cơ cấu kinh tế của Nam Định có sự chuyển dịch khi tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm xuống còn 19%, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm 81%. Như vậy, công nghiệp sẽ là động lực phát triển kinh tế, thưa ông?
Ttrong những năm qua các ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá như: Ngành cơ khí chế tạo, điện, điện tử tăng bình quân khoảng 16,8%/năm; ngành dệt may, da giày tăng bình quân 14%/năm,...
Ngoài ra, tỉnh đang tập trung phát triển, tăng tỷ trọng sản phẩm các ngành công nghiệp có công nghệ hiện đại; giá trị gia tăng cao và có khả năng đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách như: Cơ khí chế tạo, sản xuất thiết bị máy móc, lắp ráp ô tô, linh kiện điện tử, thuốc chữa bệnh, chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng, công nghiệp dệt, công nghiệp phụ trợ ngành dệt may…
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra mục tiêu phát triển Công nghiệp, dịch vụ, thương mại giai đoạn 2020 – 2030 chiếm tỷ trọng 89%. Vậy nhiệm vụ cụ thể giai đoạn này như thế nào, thưa ông?
Chỉ tiêu cơ cấu kinh tế đến năm 2025 lĩnh vực Công nghiệp, xây dựng, dịch vụ chiếm tỷ trong 89% đã được Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2020-2025 thông qua tại Nghị quyết số 02-NQ/ĐH ngày 12/10/2020. Theo đó, chương tình hành động của Tỉnh ủy đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để tập trung chỉ đạo thực hiện như sau:
Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và tổ chức quản lý, thực hiện tốt các loại quy hoạch trên địa bàn; tập trung đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi để xúc tiến và thu hút đầu tư; Tập trung phát triển công nghiệp - thương mại - dịch vụ theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, tạo nguồn thu lớn và ổn định cho ngân sách; Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, phục vụ cho phát triển công nghiệp, xây dựng, dịch vụ
- Xin cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm