Trong bối cảnh tín dụng ngân hàng tiếp tục bị thắt chặt, Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long lại phát hành trái phiếu để đầu tư các dự án.
>>>Sôi động huy động vốn ngoại
Nam Long phát hành trái phiếu trị giá 500 tỷ đồng, lãi suất 12,94%/năm với kỳ hạn 7 năm cho Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC).
Còn nhớ cách đây không lâu, Bộ Tài chính cho có văn bản cảnh báo nhà đầu tư rằng lãi suất cao sẽ đi kèm với rủi ro cao. Do đó, phải hết sức thận trọng, đánh giá kỹ về các rủi ro trước khi quyết định mua trái phiếu doanh nghiệp. Cùng với đó, Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng “điểm danh” một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu lãi suất cao 13-13,5%/năm.
Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, lãi suất trái phiếu đã tăng lên đáng kể. Gần nhất, Công ty CP Tập đoàn Masan phát hành thành công 1.700 tỷ đồng với lãi suất trái phiếu thả nỗi kỳ hạn 5 năm. Được biết, lãi suất thả nổi được tính bằng lãi suất tham chiếu của kỳ tính lãi đó cộng với biên độ 4,1%/năm, do đó cũng không thể dưới 11%/năm.
So với lãi suất cho vay phổ biến ở nhiều doanh nghiệp và người mua bất động sản (trên 12 tháng) đối với các khoản vay mới, nhiều ngân hàng đang áp dụng trên 14%/năm, thậm chí 16%/năm, thì lãi suất trái phiếu bị đẩy lên trên 13%/năm, vẫn chưa phải là mức đắt đỏ.
>>>Kiểm soát hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp bất động sản
500 tỷ đồng là số tiền mà Nam Long vừa huy động qua phát hành trái phiếu, với lãi suất 12,94%/năm.
Lưu ý ngoài chi phí lợi suất gọi vốn, tương tự như chi phí vay tín dụng/ lãi vay danh nghĩa, các doanh nghiệp sẽ còn phải tính toán cả chi phí hồ sơ, thẩm định, và lãi vay thực sẽ biến động theo lạm phát và tỷ giá. Và nếu so với giai đoạn bùng nổ của trái phiếu riêng lẻ 2019-2020 với trường hợp đẩy lãi suất phát hành lên tới 19,5%/năm, thì trái phiếu của Nam Long vẫn còn được xem có mức lãi phù hợp.
Nam Long có kế hoạch giải ngân nguồn tiền phát hành được, vào giai đoạn hai dự án Waterpoint (Long An) bằng hình thức góp vốn vào công ty con Nam Long VCD. Nguồn vốn sẽ dùng cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng công trình và đóng tiền sử dụng đất.
Việc có dự án lớn, quỹ đất lớn và hấp dẫn là một trong những cơ sở để Nam Long “lọt mắt xanh” đầu tư của IFC. Tuy nhiên, công ty này cũng vẫn khó tránh được các rủi ro chính sách, bao gồm việc giải phóng mặt bằng dự án có thể bị chậm, thắt chặt tín dụng, lãi suất cao…
Mặt khác, trong xu hướng thị trường đang khó khăn về thanh khoản, bài toán đặt ra cho doanh nghiệp BĐS không chỉ ở năm nay mà dự báo còn vào 2023-2024, với nguồn tiền trả trước của người mua co hẹp. Ngay tại quý III/2022, hoạt động bán hàng tại các dự án của Nam Long đã ghi nhận chậm lại.
Bên cạnh đó, Nam Long đang có nợ vay tài chính tăng mạnh. Tính đến ngày 30/9/2022, nợ vay tài chính của Nam Long tăng 27,3% so với hồi đầu năm lên mức hơn 4.595 tỷ đồng, chiếm 18% trong tổng nguồn vốn. Trong đó, nợ trái phiếu là 2.517 tỷ đồng, tăng 25% so với đầu năm. Với đợt phát hành trái phiếu nói trên, dư nợ trái phiếu của Nam Long vượt 3.000 tỷ đồng.
Nam Long cũng đang vay ngân hàng gần 2.100 tỷ cộng thêm nợ phải trả khác hơn 8.000 tỷ đồng. Tổng cộng nợ phải trả của doanh nghiệp này sau đợt phát hành trên hơn 13.000 tỷ đồng.
Chi phí lãi vay cao khiến kết quả kinh doanh quý III/2022 của Nam Long lao dốc, chỉ còn 51 tỷ đồng, giảm 83% so với cùng kỳ năm ngoái. Luỹ kế 9 tháng đầu năm nay, Công ty đạt 276 tỷ đồng lãi ròng, giảm 61% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, mới thực hiện được 18% mục tiêu lợi nhuận.
Có thể bạn quan tâm