Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư gắn bó thực sự, kinh doanh lâu dài với Lai Châu.
>>>Phát triển sâm Lai Châu, sâm Ngọc Linh... xứng danh "quốc bảo"
Đó là lưu ý của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lai Châu về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và cải cách tư pháp trên địa bàn tỉnh từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay.
Chủ tịch nước đánh giá, Lai Châu có vị trí đặc biệt về chiến lược cả kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, đặc biệt an ninh biên giới, an ninh nguồn nước, an ninh năng lượng. Sau 20 năm tách tỉnh, tuy khó khăn nhưng Lai Châu đã có bước phát triển nhanh và toàn diện về kinh tế - xã hội. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của cả nước, tỷ lệ giảm nghèo nhanh nhất trong cả nước, trên 40 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 106 sản phẩm OCOP; riêng huyện nghèo giảm tỷ lệ nghèo xấp xỉ 4,5%; các mặt văn hóa, xã hội, đời sống tinh thần của người dân được quan tâm, cải thiện; quốc phòng, an ninh được đảm bảo, quan hệ đối ngoại được tăng cường, giữ vững.
Ghi nhận kết quả này là sự cố gắng, nỗ lực, đoàn kết, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Tuy nhiên, Lai Châu vẫn là tỉnh nằm trong nhóm khó khăn nhất của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị tỉnh Lai Châu cần tập trung phát triển nông lâm nghiệp chất lượng cao, gắn với thương hiệu, nâng giá trị; khuyến khích phát huy mô hình nông nghiệp thông minh, áp dụng khoa học công nghệ, phát huy tính bản địa, liên kết sản xuất, củng cố mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã; phát huy các sản phẩm chủ lực.
>>>Phát huy sức mạnh đại đoàn kết, xây dựng Lai Châu ngày càng giàu đẹp
>>>11-13/11: Hội chợ sâm Lai Châu: “Nắm chắc thời cơ, vượt qua thách thức, khát vọng vươn xa”
Song song với đó, tỉnh Lai Châu cần tiếp tục phát triển thương mại dịch vụ như kinh tế cửa khẩu; có chiến lược phát triển sâm Lai Châu bền vững, hiệu quả, có lợi cho người dân. Tiếp tục hoàn thiện các quy hoạch có tầm nhìn xa, không tràn lan, nâng cao chất lượng y tế, phát triển mạnh mẽ chất lượng giáo dục, dân số.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, muốn Lai Châu phát triển bền vững thì cùng với giáo dục nâng cao dân trí, muốn phát triển phải gieo vào lòng dân ý thức phát triển, làm giàu cho bản thân, cho bản làng, cộng đồng, khơi dậy ý thức tự lực, tự cường của người dân. Cùng với đó, phát huy nguồn lực mềm, hạ tầng mềm như năng lực, kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ công chức, gắn kết xã hội với cộng đồng các dân tộc; nâng cao chất lượng quản lý của cơ quan Nhà nước, khả năng kết nối thông tin. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư gắn bó thực sự và kinh doanh lâu dài với Lai Châu.
Báo cáo Chủ tịch nước tại buổi làm việc, bên cạnh những kết quả quan trọng đạt được toàn diện trên các lĩnh vực như: Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, ước năm 2022 tốc độ tăng trưởng đạt 7,7%; GRDP bình quân đầu người đạt 47,9 triệu đồng, bằng 73,7% Nghị quyết Đại hội... Tỉnh Lai Châu cũng đề xuất, kiến nghị một số nội dung cần báo cáo Bộ Chính trị chỉ đạo Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương như: Sớm ban hành Đề án thí điểm nuôi trồng dược liệu dưới tán rừng (nhất là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng); Đề án phát triển cây Sâm Việt Nam, trong đó có Sâm Lai Châu để Lai Châu khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế rừng, góp phần khuyến khích người dân tham gia bảo vệ, phát triển rừng và sống bằng nghề rừng; Hỗ trợ tỉnh trong việc tìm kiếm nhà đầu tư, đối tác có công nghệ chế biến sâu đất hiếm tiên tiến và thị trường tiêu thụ sản phẩm sau khai thác; ưu tiên phân bổ nguồn vốn đầu tư (từ các nguồn vốn dự phòng ngân sách, tăng thu ngân sách Nhà nước hàng năm và các nguồn vốn hợp pháp khác nằm ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã giao) cho các tỉnh trong Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, nhất là các tỉnh khó khăn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn cân đối của ngân sách Trung ương như Lai Châu; quan tâm hỗ trợ tỉnh Lai Châu xây dựng Sân bay Lai Châu theo hình thức PPP; chỉ đạo các Bộ, Ngành Trung ương hướng dẫn kịp thời quy trình đầu tư Dự án Hầm Đường bộ qua Đèo Hoàng Liên kết nối thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai với huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu theo quy định...
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận và cho rằng những đề xuất của tỉnh rất cần thiết. Đề nghị các Bộ, Ngành của Chính phủ theo chức năng của mình thúc đẩy mạnh mẽ, chuyển các kiến nghị trực tiếp đến các Bộ, Ngành tìm hướng xử lý, giải quyết cho tỉnh Lai Châu. Trong đó, đặc biệt ưu tiên công trình hầm đường bộ từ tỉnh Lào Cai sang Lai Châu để giải quyết vấn đề giao thông đường bộ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Có thể bạn quan tâm
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp Tết Nguyên đán 2023
19:39, 09/11/2022
Chủ tịch nước: VSIP Nghệ An phấn đấu nổi tiếng ở khu vực miền Trung
09:52, 06/09/2022
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Pháp lệnh xử phạt hành vi cản trở hoạt động tố tụng
12:07, 29/08/2022
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam là điểm đến an toàn và tràn đầy tiềm năng hợp tác
14:01, 27/07/2022
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trồng vườn cây mắc ca ở Điện Biên
11:30, 19/05/2022
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre
19:11, 01/07/2022