Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông lâm trường nhờ quy hoạch

Diendandoanhnghiep.vn Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông lâm trường quốc doanh chỉ có thể thực hiện thông qua việc xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý, khoa học.

Sử dụng hiệu quả, khoa học đất nông lâm trường quốc doanh

Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông lâm trường quốc doanh đang là một trong những bài toán đặt ra cho Quy hoạch sử dụng đất Quốc gia giai đoạn tới.

Nâng cao hiệu quả sử dụng đất

Tại Báo cáo thẩm tra Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025), Ủy ban Kinh tế Quốc Hội đã nhận định về đất rừng sản xuất, thời gian qua, tình trạng phá rừng, khai thác, sử dụng đất lâm nghiệp trái phép diễn ra ở nhiều nơi, nhất là các địa phương còn nhiều rừng tự nhiên, do đó, đề nghị Chính phủ có giải pháp quản lý chặt chẽ đất rừng, nhất là rừng tự nhiên, Báo cáo của UBKT Quốc hội nêu.

Hiện tại, tình trạng tranh chấp, mua bán, chuyển nhượng đất đai vẫn xảy ra. Thậm chí, một số công ty còn để mất đất, mất rừng với hơn một nửa diện tích từng được Nhà nước giao quản lý trước đó. Việc này dẫn đến thực trạng nhiều công ty lâm nghiệp “ôm” quá nhiều đất, trong khi đồng bào dân tộc thiểu số tại các “vùng lõi nghèo của cả nước” vẫn thiếu đất sản xuất.

Theo các chuyên gia, thực trạng trên đã dẫn tới nghịch lý trong khi diện tích rừng vẫn suy giảm từng ngày thì đất đai, trong đó có không ít là các diện tích được giao cho các nông lâm trường quốc doanh quản lý lại đang liên tục bị lấn chiếm và tranh chấp.

Cụ thể, trong vòng 10 năm (giai đoạn từ 2010-2020), diện tích rừng trên cả nước đã bị mất khoảng hơn nửa triệu ha. Riêng năm 2019, diện tích rừng bị thiệt hại là 2.575 ha. Trong 8 tháng năm 2020, diện tích rừng bị thiệt hại 1.881,1 ha; trong đó thiệt hại do cháy là 1.362,9 ha.

Liên quan đến vấn đề quy hoạch, sử dụng đất nông lâm nghiệp trong thời gian qua, trả lời báo chí, Bộ trưởng Bộ TN&MT đã từng thừa nhận “nhìn vào thực tiễn hiện nay có thể thấy sự mâu thuẫn trong công tác quản lý và sử dụng đất nông lâm trường, khi mà người có năng lực cần đất thì thiếu đất, còn người thiếu năng lực thì lại thừa đất. Vì thế, cùng với việc đổi mới luật, chúng ta cần tiếp tục kiên quyết xử lý đối với các công ty nông, lâm nghiệp sử dụng không hiệu quả quỹ đất; dành quỹ đất chuyển giao về địa phương để quản lý cũng như giải quyết căn cơ các vấn đề chính sách, xã hội”.

Cụ thể, theo Bộ trưởng Bộ TN&MT quá trình phát triển các nông lâm trường đã trải qua 60 năm. Tại thời điểm thành lập, nhiều nơi đã giao chồng lên diện tích đất của người dân, giấy tờ, hồ sơ lạc hậu không quản lý được trên thực địa, có nhiều trường hợp người dân góp đất. Trong một thời gian dài các nông, lâm trường quản lý không hiệu quả để tình trạng lấn chiếm, chuyển nhượng, chuyển mục đích xen kẽ, dẫn tới khó kiểm soát trong ranh giới đất được giao.

Theo đó, nhiều nơi vẫn chưa hoàn thành việc chuyển đổi hình thức từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang thuê đất; chưa giải quyết dứt điểm cho thuê, cho mượn, giao khoán trái pháp luật. Có tình trạng năng lực của nhiều nông trường, lâm trường không tương xứng với diện tích đất được giao để sử dụng; nhiều công ty diện tích bình quân một người cao hơn rất nhiều lần so với diện tích bình quân tại địa phương. Nhìn vào vấn đề này có thể thấy sự mâu thuẫn, khi mà “người có năng lực cần đất thì thiếu đất, còn người thiếu năng lực thì lại thừa đất”, Bộ Trưởng Trần Hồng Hà nhận định.

Chia sẻ quan điểm trên, trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng cần sớm có giải pháp để sử dụng hiệu quả hơn các diện tích đất nông nghiệp đang được sở hữu bởi nhà nước bởi hiện diện tích đất nông nghiệp nhà nước nắm giữ thông qua các nông lâm trường quốc doanh còn rất nhiều.

Về vấn đề này, trao đổi với báo chí bên hành lang quốc hội “tư lệnh” ngành TN&MT cũng cho rằng vấn đề lớn nhất hiện nay là xác định giá trị tài sản công; các công ty nông, lâm nghiệp nắm giữ quỹ đất lớn so với nguồn lực và chưa có sự đổi mới thực sự về sắp xếp, đổi mới phương thức hoạt động để phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.

Việc buông lỏng quản lý là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng lấn chiếm, xà xẻo đất nông, lâm trường quốc doanh. Ảnh minh họa.

Việc buông lỏng quản lý là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng lấn chiếm, xà xẻo đất nông, lâm trường quốc doanh. Ảnh minh họa.

Sử dụng hiệu quả hơn nhờ quy hoạch

Báo cáo trước Quốc hội trong Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025), Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cũng đã nhấn mạnh một trong 4 mục tiêu quan trọng trong việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất quốc gia là cần đáp ứng yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng, công nghiệp hóa, đô thị hóa, phát triển văn hóa xã hội, bảo vệ các hệ sinh thái, giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa; đảm bảo độ che phủ rừng ổn định ở mức 42 - 43%... kết nối các hành lang kinh tế, vùng động lực.

Cũng theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, thời gian tới sẽ tập trung nguồn lực để đến năm 2023 hoàn thành việc đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường.

Liên quan đến vấn đề sử dụng hiệu quả đất nông lâm trường quốc doanh, GS. Đặng Hùng Võ cho rằng để sử dụng hiệu quả hơn các diện tích đất nông lâm nghiệp đang được sở hữu bởi nhà nước. Hiện nay diện tích đất nông lâm nghiệp do nhà nước nắm giữ thông qua các nông lâm trường quốc doanh còn rất nhiều. Do đó, nhân dịp xây dựng Quy hoạch sử dụng đất quốc gia cũng như sửa Luật đất đai sắp tới nên tập trung vào cơ chế, chính sách cải tổ các nông lâm trường quốc doanh hay chính là các công ty nông lâm nghiệp của nhà nước, GS. Đặng Hùng Võ nhấn mạnh.

Nhận định về bài toán quy hoạch để sử dụng đất đai nói chung và đất nông lâm nghiệp nói riêng một cách hiệu quả, hợp lý, TS. Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cho rằng trong Luật Đất đai 2013, chương IV đã có các quy định về hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với 5 cấp (quốc gia, tỉnh, huyện, an ninh, quốc phòng).

Luật Quy hoạch 2017 và Luật 35/2018 sửa đổi 37 luật liên quan đến quy hoạch đã xác định Luật Đất đai phải sửa 17 điều (chủ yếu là về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở chương VI ). Theo đó, quy hoạch đất đai không được xem là quy hoạch ngành (đã xác định chỉ có 39 quy hoạch ngành) và không có quy hoạch đất đai cấp tỉnh, chỉ có kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh (với 4 cấp: quốc gia, huyện, quốc phòng và an ninh).

“Tôi cho rằng cần xác định quy hoạch đất đai là quy hoạch ngành và thống nhất tích hợp quy hoạch đất đai cấp tỉnh vào quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch. Đây là vấn đề đổi mới, là cuộc cách mạng nên cần xác định có lộ trình và xác định rõ vai trò, nội dung của hợp phần đất đai được tích hợp trong quy hoạch chung cấp tỉnh”, TS. Đào Ngọc nghiêm nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông lâm trường nhờ quy hoạch tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711622695 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711622695 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10