Nâng cao năng lực cạnh tranh logistics cấp tỉnh: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng

HẰNG THY 24/11/2023 03:01

Cần những cải thiện bền vững, những thay đổi về cơ sở hạ tầng không chỉ từ cấp độ địa phương mà còn phải liên kết cấp vùng, quốc gia.

>>“Bắt tay” tạo hệ sinh thái logistics cho nông sản Việt

LTS: Chỉ số năng lực cạnh tranh logistics cấp tỉnh (LCI) là động lực để các địa phương cải thiện những trụ cột còn yếu, góp phần vào cải thiện Chỉ số hiệu quả logistics (LPI) của Việt Nam. 

 Trong lần đầu tiên công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh logistics cấp tỉnh (LCI), TP Hồ Chí Minh đứng đầu bảng xếp hạng

Trong lần đầu tiên công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh logistics cấp tỉnh (LCI), TP Hồ Chí Minh đứng đầu bảng xếp hạng

Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh logistics cấp tỉnh (LCI) năm 2022 được thực hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vừa được Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics (VLA) công bố với sự tham gia của Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam (VLI) và Dream Incubator (DI).

Cần nỗ lực nhiều hơn

26 tỉnh và thành phố đã được lựa chọn trong báo cáo lần đầu thực hiện dựa trên sự nổi bật về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), khối lượng hàng hóa luân chuyển và số lượng doanh nghiệp logistics. Trong đó, có 21 địa phương ở tất cả các vùng kinh tế trong cả nước được đánh giá và xếp hạng LCI. Dựa trên 5 trụ cột chính gồm: Kinh tế, Dịch vụ logistics, Khung pháp lý và chính sách, Cơ sở hạ tầng và Nguồn nhân lực logistics với thang điểm 0 – 100, 21 tỉnh thành này đã nhận được số điểm từ 43,3 đến 74,3 điểm.

Trong lần đầu tiên công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh logistics cấp tỉnh (LCI), TP Hồ Chí Minh đứng đầu bảng xếp hạng, sau đó là TP Hải Phòng, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và Hà Nội là hai địa phương cùng xếp hạng thứ tư.

Đáng lưu ý, kết quả khảo sát địa phương đứng đầu bảng xếp hạng như TP Hồ Chí Minh cũng chỉ đạt điểm tổng hợp LCI là 74,3 điểm/100 điểm điều này một lần nữa phản ánh điểm yếu trong toàn cảnh bức tranh logistics của Việt Nam. Kết quả này là tương đối tương đồng với Bảng xếp hạng Chỉ số hiệu quả logistics (LPI) của Ngân hàng thế giới (WB). Theo đó, tại bảng xếp hạng LPI năm 2023, Việt Nam đạt 3,3/5 điểm, tương đối tương đồng với kết quả LCI mức khoảng 70 điểm của các tỉnh top đầu.

Không chỉ vậy, “mảnh ghép” của các địa phương ngay cả ở top đầu của LCI đã phản chiếu điểm yếu “bức tranh” toàn ngành logistics Việt Nam cần nhiều hơn những nỗ lực để cải thiện trong bảng xếp hạng thế giới.

>>Phát triển logistics xanh thúc đẩy xuất khẩu nông sản và dược phẩm Việt Nam vào Úc

Gỡ “thế kẹt” hạ tầng

Đi sâu vào phân tích các trụ cột của từng địa phương cho thấy, top 5 của LCI cũng ghi nhận điểm số cao nhất về trụ cột cơ sở hạ tầng. Cụ thể, “quán quân” TP Hồ Chí Minh dẫn đầu (90,8 điểm), Hải Phòng (81,4 điểm), Bình Dương (85,6 điểm), Bà Rịa – Vũng Tàu (78,5 điểm), Hà Nội (72,7 điểm).

Tuyên Quang, An Giang, Tiền Giang là ba địa phương đứng cuối bảng xếp hạng LCI cũng là ba địa phương có điểm trụ cột cơ sở hạ tầng mức thấp nhất.

Trùng hợp tại Báo cáo Chỉ số hiệu quả logistics (LPI) của WB cũng nhấn mạnh, các thị trường cần những cải thiện bền vững, những thay đổi trong các lĩnh vực bao gồm cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi thương mại và dịch vụ logistics.

 Các chính sách cần hướng tới đầu tư vào cơ sở hạ tầng, áp dụng công nghệ kỹ thuật số.

Các chính sách cần hướng tới đầu tư vào cơ sở hạ tầng, áp dụng công nghệ kỹ thuật số.

Theo bà Christina Wiederer, Chuyên gia Kinh tế Cao cấp, Thương mại và Hội nhập Khu vực của WB, số hóa chuỗi cung ứng từ đầu đến cuối, đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi, đang cho phép rút ngắn thời gian trễ cảng lên đến 70% so với các nước phát triển.

“Hơn nữa, nhu cầu logistics xanh đang tăng lên, với 75% chủ hàng đang tìm kiếm các lựa chọn thân thiện với môi trường khi xuất khẩu sang các nước có thu nhập cao. Trong khi phần lớn thời gian dành cho vận chuyển, sự chậm trễ lớn nhất xảy ra tại cảng biển, sân bay và vận tải đa phương thức”, bà Christina Wiederer cho biết.

Để cải thiện độ tin cậy, Chuyên gia WB cho rằng, các chính sách cần hướng tới gồm cải đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cải thiện thông quan, áp dụng kỹ thuật số công nghệ.

Không chỉ yêu cầu về cải thiện cơ sở hạ tầng, nhóm nghiên cứu LCI lần này còn đưa ra khuyến nghị, không chỉ mỗi địa phương cần cải thiện các trụ cột, phát triển logistics của mình mà còn cần liên kết vùng, trong đó có liên kết hạ tầng, đặc biệt hạ tần giao thông vận tải, gắn kết các địa phương. Bởi một vùng có logistics tốt mới có sức lan toả, thúc đẩy logistics của từng địa phương và đóng góp cho toàn ngành logistics của Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

  • ITL tiên phong đưa logistics Việt Nam hội nhập

    13:52, 20/11/2023

  • Kỹ năng số và việc làm xanh cho nhân lực ngành logistics

    01:30, 19/11/2023

  • TP Hồ Chí Minh đứng đầu xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh logistics cấp tỉnh

    17:05, 17/11/2023

  • VLA - 30 năm hành trình kết nối chuyên nghiệp ngành logistics

    15:55, 17/11/2023

  • VLA nâng tầm vị thế doanh nghiệp logistics

    15:00, 17/11/2023

  • “Bắt tay” tạo hệ sinh thái logistics cho nông sản Việt

    15:00, 17/11/2023

  • Phát triển logistics xanh thúc đẩy xuất khẩu nông sản và dược phẩm Việt Nam vào Úc

    10:16, 17/11/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nâng cao năng lực cạnh tranh logistics cấp tỉnh: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO