Nâng cao nội lực nền kinh tế

Diendandoanhnghiep.vn Việt Nam được dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất khu vực, với mức 7,5% trong năm 2022.

>> Chính thức đưa gói phục hồi kinh tế 35.000 tỷ đồng vào đời sống

Tác động của dịch bệnh COVID-19 là bất ngờ, chưa có tiền lệ và chưa biết khi nào chấm dứt khi biến chủng mới Omicron hiện đã xuất hiện ở 38 quốc gia trên thế giới và tiếp tục lây lan. Dịch bệnh đã tác động tiêu cực, gây thiệt hại rất nặng nề, làm ảnh hưởng đến tình hình thực hiện mục tiêu kinh tế – xã hội.

h

Dịch bệnh COVID-19 gây thiệt hại rất lớn đến kinh tế - xã hội

Theo đó, đại dịch vẫn là rủi ro lớn nhất đối với tăng trưởng của Việt Nam. Sau khi “chạm đáy” trong tháng 11/2021, số ca nhiễm mới mỗi ngày của Việt Nam đã tăng cao trở lại. Kết quả của “trận chiến” ứng phó với đợt bùng dịch thứ năm của Việt Nam sẽ quyết định tốc độ phục hồi của nhu cầu trong nước và hoạt động đi lại quốc tế.

Tuy nhiên, không giống như năm 2020, Việt Nam tại thời điểm hiện tại đã triển khai tốt chương trình tiêm chủng, giúp Chính phủ có thể linh hoạt hơn giữa hai mục tiêu bảo vệ sức khỏe người dân và hồi sinh nền kinh tế.

Cộng với việc các nước đẩy mạnh thích ứng an toàn với COVID-19, vừa kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, vừa mở cửa phát triển kinh tế hứa hẹn một triển vọng tươi sáng hơn cho kinh tế thế giới trong năm 2022. Đó là nguyên do mà Việt Nam vẫn được dự báo có tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng.

Mới đây, văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO), có trụ sở ở Singapore, đã công bố báo cáo cập nhật kinh tế khu vực ASEAN+3, bao gồm các quốc gia thuộc khối Đông Nam Á, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Báo cáo cho biết, khu vực ASEAN+3 vẫn sẽ tiếp tục duy trì khả năng phục hồi tích cực vào năm 2022, với mức tăng trưởng kinh tế được dự báo khoảng 4,9%, bất chấp những thách thức mới từ đại dịch Covid-19 và nền kinh tế toàn cầu.

Đáng chú ý, trong các nước ASEAN, Việt Nam được dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất khu vực, với mức 7,5% trong năm 2022. Mức dự báo này đã đưa Việt Nam vượt qua Malaysia (6,0%), Campuchia (5,2%), Singapore (4%) và Thái Lan (3,6%),… để đứng đầu khu vực Đông Nam Á.

h

Tốc độ tăng trưởng, hồi phục của nền kinh tế phụ thuộc vào kiểm soát dịch bệnh, đẩy nhanh tiêm vaccine, cũng như cho phép mở cửa nền kinh tế.

>> Tính hiệu quả các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế

Để có được thành tựu và triển vọng phát triển đó cũng nhờ các đạo luật chất lượng và hữu ích được Quốc hội ban hành gần đây. Việt Nam đã nổi lên như một quốc gia năng động tại khu vực Đông Nam Á với kim ngạch xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và dự trữ ngoại hối ngày càng tăng. Việt Nam cũng đang trên đường sớm trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao.

Có điều, các chuyên gia kinh tế đánh giá, để đạt mục tiêu theo kịch bản nêu trên thì doanh nghiệp phải được hoạt động, không bị đóng băng, không đóng cửa. Người lao động, phải được dịch chuyển an toàn. Hàng hóa, phải được lưu thông thông suốt, bao gồm cả hàng hóa đầu vào và đầu ra.

Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng, hồi phục của nền kinh tế phụ thuộc vào kiểm soát dịch bệnh, đẩy nhanh tiêm vaccine, cũng như cho phép mở cửa nền kinh tế và việc chống dịch theo mô hình mới thực thi hiệu quả ra sao. Trong đó không thể không nói đến tốc độ giải ngân đầu tư công và tín dụng để đưa vốn vào nền kinh tế.

Cũng theo các chuyên gia kinh tế, nhu cầu cấp bách và khẩn trương hiện nay là tìm giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế bền vững thời kỳ hậu COVID-19, đồng thời hỗ trợ các động lực tăng trưởng trong dài hạn thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa…

Đồng thời, thay đổi tư duy chống dịch, sống chung an toàn với COVID-19 là bước ngoặt trong chiến lược phòng dịch được Chính phủ. Toàn xã hội vận hành càng nhanh, thống nhất, đồng bộ triển khai Nghị quyết 128 thì cơ hội nhanh chóng phục hồi nền kinh tế càng lớn, an sinh bớt khó khăn.

Đúng như Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Việc thích ứng và phát triển của mỗi quốc gia dưới tác động của đại dịch COVID-19 trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa hiện nay là vấn đề lớn, vừa cấp bách, vừa lâu dài. Và trong bối cảnh đặc biệt cần có tầm nhìn, hành động và giải pháp đặc biệt, phù hợp linh hoạt, tất cả vì hạnh phúc ấm no của nhân dân”.

Có thể nói, đường hướng đã có, chỉ còn là các vấn đề phát sinh từ trong đại dịch cần phải triệt để tháo gỡ.  Trong đó, phải tạo sự đồng thuận, mà trước hết phải từ hành động đúng, có trách nhiệm của lãnh đạo địa phương dựa trên những cơ sở khoa học. Không chỉ vì nỗi sợ hãi, cũng là rất chính đáng về sự lây lan của dịch bệnh. Không chỉ vì để dễ trong quản lý mà đẩy cái khó cho dân bằng những quy định đầy cảm tính. 

Điều này cũng có nghĩa, tăng trưởng nhất là tăng trưởng bền vững đòi hỏi phải có những nỗ lực thực chất với những mục tiêu dài hạn. Chỉ có như vậy mới nâng cao được nội lực của nền kinh tế Việt Nam.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nâng cao nội lực nền kinh tế tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713523906 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713523906 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10