Cần tăng cường hơn nữa việc trao quyền cho phụ nữ ở khu vực phi chính thức để họ đóng góp nhiều hơn vào việc thu gom rác thải.
>>>Du lịch Cô Tô nói không với rác thải nhựa
>>>CNC: Thực hiện kinh tế tuần hoàn biến rác thải thành tài nguyên
Đó là chia sẻ của các chuyên gia tại toạ đàm tổng kết dự án “Nâng cao nhận thức về Trách nhiệm mở rộng của nhà xản suất và vai trò của phụ nữ trong khu vực phi chính thức tại các khu vực ven biển trong việc ngăn ngừa ô nhiễm rác thải nhựa biển” do Trung tâm Nghiên cứu luật biển và hàng hải quốc tế, Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức mới đây.
Theo đó, dự án “Nâng cao nhận thức về Trách nhiệm mở rộng của nhà xản suất và vai trò của phụ nữ trong khu vực phi chính thức tại các khu vực ven biển trong việc ngăn ngừa ô nhiễm rác thải nhựa biển” được triển khai với mục tiêu nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách pháp luật hiện hành của Việt Nam về quản lý rác thải nhựa biển, tập trung vào EPR đối với chất thải nhựa và vai trò của phụ nữ trong khu vực phi chính thức; tập huấn cho các bên liên quan về EPR và vai trò của phụ nữ trong khu vực phi chính thức; đánh giá khả năng lồng ghép các nội dung trên vào chương trình thạc sĩ luật tại Việt Nam.
Tại buổi toạ đàm, TS. Lê Thị Anh Đào - Giảng viên chính, Khoa Pháp Luật Quốc tế, Đại học Luật Hà Nội cho biết: “Tôi được tham gia vào dự án cũng là một cơ hội để có thể chia sẻ kiến thức nghiên cứu của mình với các em sinh viên, nhà hoạch định chính sách. Khi tham gia vào dự án này, tôi rất quan tâm đến việc trao quyền cho phụ nữ trong khu vực thu gom rác thải phi chính thức, tức là những người đồng nát, ve chai nhưng không đăng ký”.
Lấy ví dụ tại Cảng Tân Vũ, rác thải ở cảng phải thông qua công ty môi trường và không cho phép những người thu gom rác thải vào để thu gom, TS. Lê Thị Anh Đào cho rằng, đây chính là một rào cản bởi những người thu gom rác thải không có tư cách pháp nhân.
“Vì vậy, trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất trong tương lai sẽ đặt ra nhiều thách thức đối với những người thu gom rác thải. 90% lực lượng thu gom rác thải phi chính thức ở Việt Nam là nữ. Họ rong ruổi khắp các ngõ ngách để thu gom rác thải, bản thân họ chính là người thu gom, phân loại rác ngay từ đầu nguồn. Trong quá trình nghiên cứu, tôi thấy rằng cần phải tăng cường hơn nữa việc trao quyền cho họ để họ đóng góp tốt hơn cho việc quản lý rác thải ở Việt Nam. Hiện nay, qua thực tế ở một số địa phương như quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng, hiện tổ phụ nữ ở đây đã thu gom rác thải nhựa bán theo quý và dùng nguồn đó để hỗ trợ cho các gia đình nghèo. Đây là một mô hình để trao quyền cho phụ nữ ở khu vực phi chính thức để họ đóng góp nhiều hơn vào việc thu gom rác thải”, TS. Lê Thị Anh Đào cho biết thêm.
Còn theo TS Nguyễn Thành Lê - Trưởng Bộ môn Pháp luật hàng hải, Khoa Hàng hải, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam cho biết: “Việc được tham gia phối hợp giữa trường Đại học Hàng hải Việt Nam và trường Đại học Luật, đại học Quốc gia Hà Nội trong triển khai dự án dự án là hết sức ý nghĩa. Bởi trường Đại học Luật là trường có bề dày về việc đưa ra các chính sách, pháp luật, còn Đại học Hàng hải Việt Nam là trường rất mạnh về lĩnh vực biển. Trong quá trình triển khai dự án có sự hỗ trợ, đồng hành của rất nhiều doanh nghiệp, cảng biển tại Hải Phòng. Sau rất nhiều lần tập huấn, khảo sát và tiếp xúc với các doanh nghiệp, đặc biệt là những người thực hiện thuộc hội liên hiệp phụ nữ TP Hải Phòng, theo phản hồi, các chị em phụ nữ đã có những nhận thức, hành động mới và có sự thay đổi về mặt tư duy. Qua đó, thúc đẩy trách nhiệm của nhà sản xuất. Tôi mong rằng, dự án này sẽ đóng góp lớn cho xã hội; đặc biệt trong bối cảnh TP Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung đang tiến tới Netzero vào năm 2050”.
Được biết, trong khuôn khổ chương trình toạ đàm, Trung tâm Nghiên cứu luật biển và hàng hải quốc tế, các cán bộ ban, ngành cùng các em sinh viên trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có buổi thực tế để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm tại Cảng Tân Vũ và Nhà máy đóng tàu Phà Rừng. Tại đây, đoàn công tác cùng đại diện các công ty đã trao đổi về thực tiễn cơ chế vận hành, các quy định về bảo vệ và xử lý rác thải tại doanh nghiệp. Chương trình thực tế cũng nhằm giúp các bạn sinh viên có cơ hội học hỏi, trải nghiệm, khám phá môi trường làm việc và nắm bắt các cơ hội tuyển dụng của doanh nghiệp.
Ông Lê Minh Hải – Giám đốc Chi nhánh Cảng Tân Vũ (Cảng Hải Phòng) chia sẻ: “Hoạt động của cảng biển liên quan đến các luật gồm: Pháp chế hàng hải, pháp chế hàng hoá; pháp chế lao động... Chúng tôi rất rộng mở và chào đón các bạn sinh viên ngành Luật khi muốn tìm kiếm cơ hội việc làm tại công ty”.
Có thể bạn quan tâm
07:40, 07/03/2024
00:11, 02/02/2024