NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: (Kỳ 6) Nguồn nhân lực cho thời kỳ mới

LINH NGA - TUẤN - LOAN 25/08/2022 04:00

Mặc dù đã có những bước tiến đáng kể, song thị trường lao động Việt Nam còn bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục để tiếp tục phát triển theo hướng hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập.

>>NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: (Kỳ 5) Lấp đầy đứt gãy của các chuỗi cung ứng

gf

 Ông Trương Anh Dũng – Tổng cục trưởng Tổng cục giáo dục nghề nghiệp.

Theo các chuyên gia, trên thị trường lao động cần đặc biệt chú trọng đến vấn đề năng suất lao động, một trong những “điểm nghẽn” yếu nhất ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Chia sẻ tại tại Diễn đàn: Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam tổ chức; ông Trương Anh Dũng – Tổng cục trưởng Tổng cục giáo dục nghề nghiệp cho biết, ở phạm vi quốc gia, lực lượng lao động có chất lượng, kỹ năng và hiệu quả cao là tài nguyên quý giá và là nhân tố quyết định sự phát triển trong quá trình phục hồi và phát triển bền vững đất nước.

Với các doanh nghiệp, nguồn nhân lực là nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh, thông qua quy mô, cơ cấu, chất lượng và năng suất lao động, từ đó giảm giá thành, giá cả, nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp.

Chính vì thế, tại diễn đàn kinh tế thế giới chỉ số kỹ năng, chất lượng đào tạo nghề là 1 trong 12 trụ cột để đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia. Và chỉ số PCI cũng cũng lấy chỉ số đào tạo lao động là 1 trong 10 chỉ số để đánh giá. Các nước OECD cũng có bộ chỉ số thống kê kỹ năng lao động toàn cầu, trong đó vấn đề đánh giá kỹ năng lao động là chỉ số rất quan trọng.

Theo ông Dũng, gần đây, báo cáo Đại hội đồng kỹ năng thế giới cũng rằng nếu lấy tập trung vào sự phát triển kỹ năng của con người thì sẽ có khả tăng tăng 0,5%-2% GDP hàng năm. Ngược lại, sự gia tăng khoảng cách kỹ năng của nhân lực hiện tại và kỹ năng của doanh nghiệp cần, sẽ làm mất khoảng 6% GDP mỗi năm.

>>NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: (Kỳ 4) Chuyển đổi số với 6 trụ cột

Hiện nay, cùng với dịch bệnh COVID-19 và xung đột các quốc gia, nền kinh tế đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong khi đó sự phục hồi của thị trường lao động đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong sự tác động của số hóa, tự động hóa thì 50% các doanh nghiệp, người sử dụng lao động cho rằng kỹ năng lao động sẽ không còn phù hợp, 1/3 số ngành nghề hiện tại sẽ bị thay đổi. Từ đó đặt ra vấn đề cần các ngành nghề mới được đặt ra, 50% các doanh nghiệp cho rằng cần đào tạo lại. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp được đặt câu hỏi cho biết không đủ nguồn lực để thực hiện đào tạo lại.

Theo ông Trương Anh Dũng, vấn đề đặt ra là đồng hành của doanh nghiệp trong phát triển nguồn nhân lực cho thời kỳ mới. Trong Bộ luật Lao động đã có một chương quy định “Để phát triển giáo dục nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề trong đó quy định rất rõ về quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan một doanh nghiệp, các chính sách của nhà nước và các cơ sở đào tạo”.

Ông Dũng cho hay, chúng ta đã có Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định chính sách của nhà nước về chính sách của nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo. Tuy nhiên, vấn đề hợp tác chưa được. Lâu nay có nhiều ý kiến về việc Việt Nam đang thừa nhân lực, song, sau dịch bệnh, vấn đề thiếu nhân lực đang được đặt ra, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Sự thiếu hụt mang tính cục bộ, thời điểm và ở một số địa phương nhất định. Bên cạnh các vấn đề liên quan đến nhận thức thì vấn đề liên quan đến thông tin cũng rất cần thiết. Thực tế các doanh nghiệp hiện nay chưa nắm được các chính sách liên quan đến giáo dục nghề nghiệp. Vấn đề nữa là chúng ta đã có những cơ chế tài chính, nguồn lực cụ thể nhưng việc triển khai chưa tốt

Ông Trương Anh Dũng cũng cho biết đã có kiến nghị chính phủ về hệ thống thông tin, thống kê dự báo nguồn nhân lực cũng được đặt ra. Khi chúng tôi đi khảo sát các doanh nghiệp đặt câu hỏi vì các doanh nghiệp, các khu công nghiệp, các hiệp hội không nắm được quy định của nhà nước về hợp tác đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp. Điều đó cho thấy rằng dường như Luật quy định chính sách trong đào tạo chưa tác động tới cộng đồng doanh nghiệp. Ngược lại, Luật Doanh nghiệp chưa có vấn đề về đào tạo.

Bên cạnh đó, ông Trương Anh Dũng cũng cho biết, vừa qua Tổng cục đã triển khai giải pháp, trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở đào tạo tiếp cận được thông tin với cộng đồng các doanh nghiệp. Chúng tôi cũng đã xây dựng website để các doanh nghiệp có thể tham gia tìm kiếm các thông tin liên quan gì đến gì đó tạo, quy mô đào tạo, để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có thể tiếp cận thông tin đào tạo.

>>NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: (Kỳ 3) Đổi mới sáng tạo, mạnh mẽ để thích nghi

fd

Diễn đàn: Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam tổ chức.

Ông Dũng thẳng thắn nhìn nhận chúng ta thiếu những chính sách cụ thể, đơn cử như chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia quá trình đào tạo, dù Luật Thuế đã có quy định. Có cơ chế tài chính, nguồn lực cụ thể nhưng triển khai chưa tốt, đã có quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ công đoàn nhưng thực tế việc sử dụng chưa được quan tâm. Ngay cả gói hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao kỹ năng nghề nghiệp 4.500 tỷ đồng cũng chưa được nắm bắt, doanh nghiệp né tránh.

Một vấn đề nữa đó là cần mở ra cơ chế thúc đẩy các doanh nghiệp. Ông Dũng mong muốn các doanh nghiệp đồng hành cùng Tổng cục giáo dục nghề nghiệp để cung cấp thông tin nhu cầu của doanh nghiệp về lao động, cơ cấu ngành nghề... để tạo nên hệ thống thông tin ngành nghề. Đồng thời, cần sự đồng hành của doanh nghiệp ngay khâu đầu vào, xây dựng chuẩn đầu ra, xây dựng chương trình đào tạo lao động, nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời gian tới.

fd

Bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tân Hiệp Phát.

Chia sẻ thực tế ở góc độ doanh nghiệp, bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tân Hiệp Phát nhấn mạnh, để xây dựng công ty có năng lực cạnh tranh và dẫn đầu, đội ngũ lãnh đao cần là những người có hoài bão, dám nghĩ dám làm. “Tại Tân Hiệp Phát, các cấp quản lý cần là những người sẵn sàng tạo nên sự khác biệt, đầu tư, tìm kiếm những hệ thống, mô hình quản trị. Đồng thời tiên phong triển khai mô hình quản trị hướng tới phát triển bền vững”, bà Phương chia sẻ.

Yếu tố con người cũng là một khía cạnh được bà Phương nhấn mạnh. Theo bà Phương, các doanh nghiệp cần khuyến khích các nhân viên phát triển bản thân, vượt qua giới hạn để từ đó tạo ra giá trị lớn hơn cho chính mình và cho cả tổ chức.  

Kỳ 7: Tiếp sức cho doanh nghiệp khu vực tư nhân

Có thể bạn quan tâm

  • NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: (Kỳ 5) Lấp đầy đứt gãy của các chuỗi cung ứng

    NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: (Kỳ 5) Lấp đầy đứt gãy của các chuỗi cung ứng

    04:00, 24/08/2022

  • NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: (Kỳ 4) Chuyển đổi số với 6 trụ cột

    NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: (Kỳ 4) Chuyển đổi số với 6 trụ cột

    04:00, 23/08/2022

  • NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: (Kỳ 3) Đổi mới sáng tạo, mạnh mẽ để thích nghi

    NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: (Kỳ 3) Đổi mới sáng tạo, mạnh mẽ để thích nghi

    04:30, 22/08/2022

  • NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: (Kỳ 2) Định hướng mới của quản trị công ty

    NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: (Kỳ 2) Định hướng mới của quản trị công ty

    16:40, 21/08/2022

  • NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: (Kỳ 1) Tiếp cận mới về năng lực cạnh tranh

    NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: (Kỳ 1) Tiếp cận mới về năng lực cạnh tranh

    11:00, 20/08/2022

  • Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững

    Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững

    14:12, 19/08/2022

  • [TRỰC TIẾP] Diễn đàn “Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững”

    [TRỰC TIẾP] Diễn đàn “Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững”

    13:15, 19/08/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: (Kỳ 6) Nguồn nhân lực cho thời kỳ mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO